Nhắc đến bệnh cao huyết áp mọi người thường nghĩ đến chỉ có người lớn mới bị nhưng trên thực tế thì bệnh cao huyết áp có thể xảy ra ở trẻ em. Dưới đây là một số nguyên nhân và triệu chứng của bệnh cao huyết áp ở trẻ em.
Cao huyết áp ở trẻ em được hiểu như nào?
Đối với người lớn rất dễ chẩn đoán bệnh cao huyết áp nhưng nếu xảy ra cao huyết áp ở trẻ em thì cần căn cứ vào độ tuổi, giới tính, chiều cao và cân nặng của bé. Dựa vào độ tuổi mà người ta quy định chỉ số huyết áp cao như sau:
- Chỉ số huyết áp cao là trên 116/76 mmHg thuộc trẻ từ 3 đến 6 tuổi
- Chỉ số huyết áp cao là trên 122/78 mmHg thuộc trẻ từ 7 đến 10 tuổi
- Chỉ số huyết áp cao là trên 126/82 mmHg thuộc trẻ em từ 11 đến 13 tuổi
- Chỉ số huyết áp cao là trên 136/86 mmHg thuộc trẻ em từ 14 đến 16 tuổi
- Chỉ số huyết áp cao là trên 120/81 mmHg thuộc trẻ em từ 16 đến 19 tuổi.
Nguyên nhân hình thành nên cao huyết áp ở trẻ em.
Trẻ em bị cao huyết áp chủ yếu là do tiền sử gia đình có người mắc bệnh cao huyết áp và có thể do trẻ bị béo phì gọi là tăng huyết áp nguyên phát. Nhưng hầu như là do cao huyết áp thứ phát.
Những nguyên nhân phổ biến gây cao huyết áp thứ phát ở trẻ:
Do nội tiết:
Cường giáp, hội chứng tăng sản thượng thận bẩm sinh, cường Aldosteron tiên phát, cường cận giáp, hội chứng Cushing
Do thận- tiết niệu:
Tắc nghẽn niệu quản, viêm cầu thận mạn, viêm thận- bể thận mạn, loạn sản thận bẩm sinh, thận nang đơn, tổn thương thận sau xạ trị, thận đa nang, u thận, chấn thương thận, bệnh thận trào ngược, tổn thương thận do thải ghép, tổn thương thận do bệnh hệ thống.
Do tim- mạch:
Hẹp eo động mạch chủ, Shunt động- tĩnh mạch, bệnh lý mạch thận, tắc tĩnh mạch thận, hội chứng William- Beuren,viêm mạch…
Do thần kinh:
Xuất huyết nội sọ, liệt tứ chi, tổn thương não tồn dư.
Những triệu chứng cơ bản của bệnh cao huyết áp ở trẻ em.
Giống như cao huyết áp ở người lớn thì những triệu chứng cao huyết áp ở trẻ em cũng vậy. Do đó, nếu không phát hiện kịp thời điều trị sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm với trẻ em bị cao huyết áp.
Những triệu chứng phổ biến khi trẻ em bị cao huyết áp:
- Khi bị cao huyết áp trẻ thường có những triệu chứng co giật, đây là triệu chứng có lẽ nguy hiểm nhất vì thế bố mẹ cần biết cách sơ cứu khi bị co giật.
- Có biểu hiện chán ăn, nôn ra, chóng mặt, đau đầu.
- Da mặt đỏ bừng, người mệt lả
- Trẻ rơi vào tình trạng hôn mê sâu
- Mồ hôi ra nhiều, mướt mát, thị lực bị mờ tạm thời.
- Phù ngoại biên.
Lưu ý: Khi trẻ có những triệu chứng trên nếu bố mẹ chủ quan không đưa con đến các cơ sở y tế điều trị kịp thời sẽ có những biểu hiện nặng hơn đe dọa đến tính mạng của trẻ em như trẻ bị suy thận, suy tim, tai biến mạch máu não…
Làm thế nào để phòng tránh bệnh cao huyết áp ở trẻ em?
Có lẽ đây là vấn đề mà các ông bố bà mẹ luôn tìm ra các phòng tránh để con mình không bị mắc cao huyết áp. Cha mẹ của trẻ chú ý một số điều sau đây:
- Không nên cho trẻ ăn quá nhiều chất dinh dưỡng, luôn cho bé có chế độ ăn vừa phải để tránh tình trạng béo phì, trọng lượng hợp lý cân đối với cơ thể.
- Tránh các thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, cay nóng, cần bổ sung cho trẻ các chất xơ, trái cây.
- Bố mẹ nên chơi với con cái nhiều hơn để trẻ đỡ bị stress, căng thẳng.
- Nên cho trẻ vui chơi giải trí một cách lành mạnh, tập thể dục thường xuyên giúp cơ thể khỏe mạnh hơn.
- Không nên cho trẻ tiếp xúc với tivi, máy tính, điện thoại nhiều rất có hại đến mắt, cảm xúc… của trẻ
>>Xem thêm: Bệnh viêm mao mạch dị ứng là gì? có chữa được không?
Kết luận
Qua bài viết trên các bậc phụ huynh đã nắm bắt rõ được nguyên nhân hình thành nên bệnh cao huyết áp của trẻ em từ đó đưa ra các cách phòng ngừa bệnh tích cực và biết được các triệu chứng của bệnh cao huyết áp để biết rõ tình hình đưa trẻ đi chữa trị kịp thời. Với bài viết trên, hy vọng rằng đó sẽ là những điều cần thiết trang bị những kiến thức, kỹ năng cho những người làm cha làm mẹ.
Cảm ơn Quý Khách Hàng đã ghé thăm!