Trong bài viết lần trước, chúng tôi đã cung cấp cho các bạn một số thông tin cơ bản về bệnh viêm loét dạ dày về nguyên nhân, triệu chứng, những lưu ý, lời khuyên dành cho bạn. Hôm nay, chúng tôi sẽ tiếp tục đi sâu hơn về vấn đề Chế độ ăn dành cho người bị viêm loét dạ dày để chúng ta có một “nhà máy tiêu hóa” hoạt động khỏe mạnh.
Ảnh hưởng của chế độ ăn đến tình trạng bệnh viêm loét dạ dày
Vì sao, chuyên mục của chúng tôi nhất thiết phải đề cập đến chế độ ăn dành cho người bị viêm loét dạ dày. Ăn mà, một việc đơn giản như vậy có cần phải mất thời gian không? Tôi tin sau khi các bạn đọc xong bài viết này sẽ có một cái nhìn khác về sự ảnh hưởng của chế độ ăn uống đến bệnh viêm loét dạ dày nói riêng và ảnh hưởng đến việc giữ gìn sức khỏe nói chung.
Thức ăn chính là đối tượng lao động của dạ dày. Một chế độ ăn hợp lý với những thức ăn phù hợp chính là điều kiện lý tưởng để loại bỏ những trục trặc, hạn chế những tổn thương trong quá trình co bóp hoạt động lao động của dạ dày. Một chế độ ăn hợp lý còn có tác dụng chữa lành những tổn thương của dạ dày thần kỳ, hữu hiệu và lâu dài hơn bất cứ một loại thuốc nào.
Các nguyên tắc xây dựng một chế độ ăn lành mạnh cho người bị viêm loét dạ dày
Muốn xây dựng một chế độ ăn lành mạnh cho người bị đau, bị viêm loét dạ dày, chúng ta trước hết cần tuân thủ những nguyên tắc sau:
Lựa chọn thực phẩm phù hợp
Việc lựa chọn thực phẩm phù hợp là yếu tố đầu tiên, tiên quyết để có một chế độ ăn hợp lý. Chúng ta cần ưu tiên sử dụng các thực phẩm chứa nhiều gốc, các chất chống Oxi hóa, có khả năng giảm đau tự nhiên. Tránh các thức ăn, đồ uống làm kích thích dạ dày tăng tiết dịch vị.
Chia nhỏ bữa ăn phù hợp
Tùy vào tình trạng bệnh cũng như điều kiện của bản thân, bạn nên tuân thủ việc chia nhỏ các bữa ăn. Hạn chế tối đa việc ăn quá no hoặc quá đói làm ảnh hưởng đến thói quen của dạ dày. Lúc co bóp nhiều nhưng không có thức ăn, lúc không co bóp nhiều thì thức ăn tràn ngập.
Tạo khung giờ ăn cố định trong ngày
Việc tạo khung giờ ăn cố định trong ngày giúp dạ dày có những phản ứng tiết dịch vị cố định, hạn chế tình trạng nồng độ các chất acid quá cao trong dạ dày.
Uống nhiều nước và tập luyện thể dục thể thao thường xuyên trong chế độ ăn của người bị dạ dày
Uống nhiều nước, đủ lượng nước và tập luyện thể dục thể thao là hai trong những tắc nhân, nguyên tắc cần tuân thủ để có một chế độ ăn hợp lý cho người bị viêm loét dạ dày. Uống nước thường xuyên và đủ lượng giúp dạ dày trong hòa được nồng độ Acid. Tập thể dục thể thao nhẹ nhàng thường xuyên giúp giải phóng các năng lượng tiêu cực đã tích lũy khi hoạt động của dạ dày.
Một số thực phẩm nên ăn khi bị viêm loét dạ dày
Sau đây là gợi ý một số thực phẩm nên có của chế độ ăn uống hợp lý dành cho người bị viêm loét.
Tinh bột
Cần bổ sung đủ lượng tinh bột vào bữa ăn. Không nên vì lý do giảm cân mà nhịn ăn hoặc loại bỏ hoàn toàn tinh bột ra khỏi bữa ăn.
Tinh bột như cơm trắng, yến mạch, khoai lang,… sẽ vừa cung cấp được năng lượng cần thiết cho cơ thể vừa tạo được một lớp bảo vệ hút thấm bớt acid trong dạ dày.
Lưu ý, với tình trạng bị viêm loét nặng, chúng ta nên ưu tiên cách chế biến đơn giản, nấu mềm tinh bột hoặc ăn chúng ở dạng lỏng sẽ tốt hơn
Trái cây, hoa quả
Trái cây và hoa quả là những thức ăn có nhiều vitamin, khoáng chất tốt cho cơ thể. Nếu bạn đang bị viêm loét dạ dày, trong chế độ ăn của mình cần bổ sung thêm một lượng lớn hoa quả. Hai loại hoa quả tốt nhất cho người bị đau dạ dày nói chung và người bị viêm loét dạ dày nói riêng là Chuối và đu đủ.
Vậy vì sao, nên lựa chọn chuối và đu đủ trong chế độ ăn của người bị dạ dày? Rất đơn giản, bởi vì chúng trước hết là loại trái cây mềm khi ăn, dễ tiêu hóa. Thứ hai, chuối và đu đủ cung cấp chất nhiều chất điện giải cho cơ thể qua đường dạ dày, cung cấp các chất ức chế, trung hòa tính acid trong ạ dày. Cụ thể: Chuối có chứa nhiều kali còn đu đủ chứa nhiều enzym papain có tác dụng trung hòa axit, giảm đau, chống viêm loét
Thực phẩm giàu Probiotic giảm đau, tăng sức đề kháng cho dạ dày người bị viêm loét
Một số thực phẩm giàu Probiotic cần lưu ý bổ sung vào chế độ ăn như: Sữa chua, Kefir, miso, kim chi, dưa bắp cải,…
Các loại thực phẩm này chứa nhiều loại vi khuẩn đường ruột có lợi, chiến đấu lại với sự rối loạn khuẩn đường ruột giúp xoa dịu cơn đau dạ dày, cải thiện các triệu chứng bệnh dạ dày như đầy hơi, ăn khó tiêu, táo bón,…
Một số thực phẩm không nên ăn khi bị viêm loét dạ dày
Khi bị viêm loét dạ dày, chế độ ăn nên hạn chế hoặc loại bỏ hoàn toàn một số thực phẩm sau để dạ dày được khỏe mạnh. Cụ thể:
Hạn chế dùng sữa tươi;
Loại bỏ hẳn bia rượu, chất cồn
Hạn chế sử dụng đồ ăn sống, đồ ăn cay nóng, đồ ăn quá lạnh
Hạn chế sử dụng nhiều đường trong các bữa ăn để tránh tạo chất xúc tác cho môi trường acid.
>>>Xem thêm:
Kết luận
Trên đây là một số vấn đề về chế độ ăn cho người bị viêm loét dạ dày. Nên ăn gì và không nên ăn gì, các bạn cần tuân thủ các nguyên tắc sao cho phù hợp với tình hình của bản thân. Chúng tôi rất vui khi được chia sẻ thêm thông tin để mọi người cùng khỏe mạnh và hạnh phúc trong cuộc sống.
Cảm ơn Quý Khách Hàng đã ghé thăm!