[Chia sẻ] Các biện pháp điều trị viêm tai giữa hiệu quả nhất hiện nay

Viêm tai giữa (hay còn gọi là nhiễm trùng tai giữa) là bệnh lý phổ biến. Tình trạng này thường xảy ra ở trẻ em, đặc biệt trong giai đoạn từ 1 – 2 tuổi và tiềm ẩn nhiều mối nguy khó lường về sức khỏe. Vậy các biện pháp điều trị viêm tai giữa nào được đánh giá là hiệu quả? Hãy cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!

Viêm tai giữa là gì?

Viêm tai giữa hiểu đơn giản là tình trạng viêm nhiễm toàn bộ hệ thống hòm nhĩ và xương chũm (nằm ở sau màng nhĩ). Bệnh thường tạo ra một lượng dịch nhất định trong hòm nhĩ, dịch này có thể nhiễm trùng hoặc vô trùng.

Bệnh viêm tai giữa khá phổ biến hiện nay
Bệnh viêm tai giữa khá phổ biến hiện nay

Viêm tai giữa là một trong những bệnh thường gặp nhất ở nước ta hiện nay. Thậm chí, nó chỉ đứng hàng thứ hai sau viêm nhiễm đường hô hấp trên cấp ở trẻ em và có khả năng xảy ra với người lớn.

Nếu không có phương pháp điều trị viêm tai giữa kịp thời, bệnh sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ khó lường. Bệnh sẽ dẫn đến viêm xương chũm cấp rất nguy hiểm. Một khi bệnh phát nặng, dễ gây ra biến chứng giảm thính lực, xơ hóa màng nhĩ, thủng màng nhĩ, liệt thần kinh mặt,…

Nguy hiểm nhất là khi biến chứng xảy ra trong sọ não. Ví dụ như viêm màng nào, áp xe não, áp xe ngoài màng cứng,… dễ khiến trẻ nhỏ tử vong. Một số dấu hiệu thường gặp nhất bao gồm:

  • Dấu hiệu đầu tiên là đau tai, sau đó chảy nước tai và sức nghe giảm nghiêm trọng.
  • Người bệnh sẽ thấy ù tai, chóng mặt (thường được phát hiện ở trẻ lớn). Có trường hợp sốt, chán ăn và khó ngủ, sưng sau tai,…
  • Trẻ nhỏ sẽ có triệu chứng mờ nhạt hơn, đa phần là không nằm nghiêng được và lắc đầu liên tục.

Để điều trị viêm tai giữa bạn sẽ cần đến sự trợ giúp của bác sĩ trong chẩn đoán. Cụ thể là dùng đèn soi tai có kính phóng đại (Otoscope), kính hiển vi soi tai hoặc nội soi tai (Oto-Endoscope).

Cách điều trị viêm tai giữa hiệu quả nhất

Có nhiều cách điều trị viêm tai giữa khác nhau. Trong đó phương pháp điều trị nội khoa là chủ yếu. Một số phương pháp phổ biến nhất bao gồm:

Điều trị viêm tai giữa bằng thuốc tây
Điều trị viêm tai giữa bằng thuốc tây
  • Sử dụng thuốc kháng sinh đường uống: Đây được xem là sự chọn hàng đầu. Việc dùng kháng sinh như thế nào sẽ dựa trên tính chất vi khuẩn thường gặp trong viêm tai giữa. Thời gian sử dụng thuốc điều trị tối thiểu 8 ngày.
  • Dùng thuốc nhỏ tai: Nếu màng nhĩ không thủng, bạn cũng có thể điều trị viêm tai bằng việc dùng thuốc nhỏ tai, không nên bơm rửa. Nếu màng nhĩ thủng có thể nhỏ tai trong 3 – 4 ngày đầu (loại không độc) để ngăn chặn sự hình thành các bửng mủ làm bít dẫn lưu. Sau đó bạn hãy rửa bằng nước muối sinh lý hay nước oxy già.
  • Chích rạch màng nhĩ: Phương pháp này áp dụng khi một số trường hợp viêm tai nhưng trị kháng sinh không hiệu quả. Bác sĩ sẽ tiến hành đặt ống thông nhĩ Diablo hay nạo VA (viêm amidan) nếu bệnh kèm với dấu hiệu viêm đường hô hấp trên do tắc nghẽn bởi VA phì đại.
  • Phẫu thuật: Đây là cách điều trị bệnh ở giai đoạn nặng, thường áp dụng khi bệnh nhân có triệu chứng của đe dọa biến chứng. Lúc này, điều trị viêm tai giữa nội khoa tối ưu không mang lại kết quả khả quan nữa. Thủ thuật cần thực hiện đó là phẫu thuật hòm nhĩ và khoét xương chũm.

Điều trị viêm tai giữa hoàn toàn có thể chữa bệnh dứt điểm và không gây biến chứng nguy hiểm. Vì vậy bạn không cần quá lo lắng!

Cách điều trị viêm tai giữa – Chủ động phòng ngừa

Cách điều trị viêm tai giữa hiệu quả nhất là phòng bệnh. Do đó, bạn cần lưu ý một số điều sau đây:

Thăm khám thường xuyên để phòng ngừa bệnh
Thăm khám thường xuyên để phòng ngừa bệnh
  • Cần phát hiện bệnh sớm để giải quyết sớm ổ viêm vùng mũi họng. Ví dụ như nạo VA, điều trị viêm mũi xoang, loại bỏ các bít tắc ở vòm,…
  • Ngoài ra, nếu không nghe thấy tiếng hơi qua vòi đập vào màng nhĩ là nghiệm pháp âm tính, do vòi nhĩ bị tắc.
  • Bạn cũng có thể chủng ngừa vi khuẩn phế cầu (Streptococcus pneumoniae – một loại vi khuẩn thường gặp nhất trong viêm tai giữa).
  • Cải thiện điều kiện vệ sinh, môi trường xung quanh ở nhà trẻ.
  • Hạn chế bơi lội khi tai có dấu hiệu đau.
  • Phòng tránh khói thuốc lá và giữ tai luôn khô sạch, thông thoáng.

Vậy là bài viết trên đã chia sẻ tới bạn về cách điều trị viêm tai giữa hiệu quả. Hy vọng với những thông tin hữu ích kể trên, bạn đã biết phòng ngừa cũng như hướng xử lý kịp thời. Trẻ em là đối tượng nhạy cảm, dễ bị tổn thương nên ba mẹ cần hết sức chú ý nhé!

Xem thêm:

Phân biệt triệu chứng viêm tai giữa ở người lớn và trẻ em

Viêm não nhật bản có chữa được không? Lưu ý khi tiêm phòng vacxin

Các thông tin trên website Duocphamotc.com mang mục đích tham khảo, Quý Khách Hàng vui lòng không tự ý áp dụng theo khi không có sự chỉ dẫn thêm của bác sĩ chuyên môn.
Cảm ơn Quý Khách Hàng đã ghé thăm!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

DMCA.com Protection Status