Trẻ nhỏ là đối tượng có nguy cơ bị nhiễm giun kim cao. Khi nhiễm bệnh, chúng gây ảnh hưởng tới sức khỏe và tinh thần của trẻ. Để hiểu hơn về chu kỳ phát triển của giun kim và các biện pháp phòng tránh hiệu quả, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thêm thông tin qua bài viết sau nhé.
Bệnh giun kim là gì và nguyên nhân gây bệnh?
Giun kim là loại giun ký sinh tại ruột non và ruột già của người. Khi giun trưởng thành, chúng có thời gian sống khoảng 1 tới 2 tháng. Loại giun này có kích thước nhỏ, màu trắng đục và dài khoảng 10mm. Trứng giun có hình bầu dục và có hình dạng giống hạt gạo, bị vẹt ở một đầu.
Sau khi ra khỏi cơ thể, trứng và ấu trùng của giun có thể tồn tại trong môi trường trong khoảng 2 tới 3 tuần. Thông thường, trẻ nhỏ sẽ có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn người lớn.
Nguyên nhân gây bệnh thường do trẻ chạm phải những vật dụng, hoặc đi vệ sinh xong nhưng không rửa tay. Trẻ nhỏ có thói quen cho tay lên miệng, khiến trứng và ấu trùng của giun kim vào dạ dày và phát triển nhanh chóng. Trong một vài trường hợp, người bệnh có thể nhiễm giun kim do trứng giun bay trong không khí.
Tìm hiểu về chu kỳ phát triển của giun kim
Giun kim có các thời kỳ sinh trưởng và phát triển riêng. Dưới đây là các thông tin về chu kỳ bình thường và chu kỳ phát triển bất thường của giun kim.
Chu kỳ bình thường
Giun kim sau khi xâm nhập vào cơ thể, sẽ xuống dạ dày, ruột non, ruột già và trưởng thành. Giun kim khi trưởng thành sẽ sống ở ruột, ban đầu là ruột non, sau đó sẽ sống ở manh tràng, đại tràng.
Giun kim sẽ giao hợp ở ruột, sau đó, con đực sẽ chết và bị tống ra ngoài theo phân. Những con cái sau khi giao hợp sẽ có trứng và di chuyển theo khung đại tràng, ra vùng hậu môn và đẻ trứng tại các nếp nhăn. Số lượng trứng của mỗi con giun kim có thể lên tới 4000 – 16000 trứng. Giun cái thường sinh sản vào buổi tối, khi đẻ, chúng quặn thân lại và dốc toàn bộ trứng ra ngoài. Tuổi thọ của giun ngắn, nên sau đó, những con giun cái sẽ teo lại và chết.
Những ấu trùng giun kim sẽ hình thành dần trong chứng và có dạng ấu trùng bụ. Với nhiệt độ và điều kiện phù hợp, chúng sẽ phát triển thành ấu trùng thanh và có tỷ lệ lây nhiễm nhiễm cao. Thời gian hoàn thành một chu kỳ nêu trên thường kéo dài khoảng 2 – 4 tuần. Thông thường, đời sống của giun kim trên vật chủ từ kéo dài khoảng 2 tháng.
Chu kỳ bất thường
Mặc dù hiếm gặp nhưng giun kim có thể phát triển theo chu kỳ ngược dòng. Khi những ấu trùng ở hậu môn ra khỏi vỏ, bắt đầu cử động, chúng có thể xâm nhập vào cơ thể chúng ta theo con đường tái nhiễm. Chúng sẽ chui ngược lên manh tràng và phát triển thành giun kim trưởng thành.
Theo hình thức này, bệnh nhân sẽ tái nhiễm nhanh chóng và bị bệnh kéo dài. Không những thế, ấu trùng còn có thể phát triển tự do trong ruột, trưởng thành, rồi đẻ trứng tại đây.
Những cách điều trị và phòng bệnh giun kim hiệu quả nhất
Mặc dù là bệnh phổ biến và có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe, nhưng bệnh này có thể dễ dàng điều trị và phòng tránh.
Điều trị bệnh giun kim
Khi bị nhiễm giun kim, cách điều trị đơn giản và dễ dàng nhất là sử dụng thuốc tẩy giun. Tùy theo từng độ tuổi sẽ có những loại thuốc khác nhau. Tuy nhiên, thuốc chống chỉ định cho trẻ dưới 2 tuổi và phụ nữ có thai.
Để điều trị an toàn nhất, chúng ta nên đến gặp bác sĩ để kiểm tra và làm các xét nghiệm, từ đó có phương pháp điều trị chính xác nhất. Tùy từng tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc phù hợp.
Phòng tránh bệnh giun kim
Bệnh giun kim có thể lây từ người này sang người khác. Vì vậy, tìm hiểu các biện pháp phòng tránh là điều vô cùng cần thiết. Dưới đây là một số biện pháp phòng bệnh và tránh tái nhiễm hiệu quả:
- Cần giữ vệ sinh và rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh. Đây là cách phòng bệnh giun kim hiệu quả và được sử dụng phổ biến nhất.
- Cần ăn chín uống sôi, hạn chế ăn rau sống và những thực phẩm tái, vì chúng có thể chứa các ấu trùng và trứng giun.
- Để hạn chế sự phát triển của giun kim, bạn nên tẩy giun định kỳ.
- Đối với trẻ nhỏ, các bậc phụ huynh cần dạy trẻ cách rửa tay sạch, không để chúng đưa tay lên miệng. Đồng thời, cần giữ vệ sinh sạch sẽ, không nên cho trẻ ngồi dưới đất, đi chân đất.
>>Xem thêm: Giun kim là gì? con đường lây nhiễm và tác hại gây nên
Kết luận
Với khả năng lây nhiễm khá nhanh, cách điều trị và phòng tránh bệnh hiệu quả là vấn đề được nhiều người quan tâm. Mong rằng những chia sẻ về giun kim và cách phòng tránh, điều trị nêu trên sẽ giúp bạn hiểu hơn về bệnh này nhé.
Cảm ơn Quý Khách Hàng đã ghé thăm!