Đại tràng dài ở trẻ liệu có nguy hiểm hay không? Nguyên nhân, triệu chứng… của bệnh như thế nào? Đây là một số câu hỏi đang được khá nhiều phụ huynh quan tâm vì đây không phải là bệnh lý quá hiếm gặp.
Vậy cụ thể vấn đề này như thế nào? Chúng ta cần nắm bắt những thông tin gì để đảm bảo cho trẻ có được sức khỏe tốt nhất. Đừng bỏ qua nội dung dưới đây chúng tôi sẽ nói cho bạn biết nhé.
Đại tràng dài ở trẻ là gì?
Bạn có thể hiểu đơn giản đây ở trẻ chính là tình trạng đại tràng có kích thước dài hơn bình thường. Chúng ta có thể so sánh cùng với những bạn cùng độ tuổi với trẻ để nhận biết về vấn đề này.
Ngoài ra thì bạn cũng cần phải hiểu đại tràng chính là đoạn ruột già trong đường tiêu hóa của con người và nó được gắn liền với hậu môn. Trong ổ bụng thì đây chính là vị trí vô cùng quan trọng. Còn nói về độ dài thì kích thước ở nam và nữ là khác nhau. Thậm chí có người còn có chiều dài lên đến 1m9cm.
Với những người đại tràng dài thì nó sẽ đạt khoảng 1m48cm chiếm đến 1/5 chiều dài ống tiêu hóa của con người.
Đại tràng dài nguyên nhân do đâu
Cả trẻ sơ sinh cũng có khả năng mắc đại tràng dài, và nói về nguyên nhân của bệnh lý này thì có thể kể ra là:
Do dị tật bẩm sinh
Đại tràng của trẻ thậm chí có thể xảy ra bất thường ngay từ khi sinh ra. Và theo các con số thống kê thì đã có đến 10% số trẻ so sinh mắc chứng bệnh này. Tuy nhiên đây người ta không gọi là bệnh mà có thể đó chính là một hiện tượng sinh lý bình thường và chúng ta cũng không cần quá lo lắng.
Do táo bón
Đã có không ít người chỉ vì tình trạng táo bón kéo dài mà đã khiến cho đại tràng bị dài ra hay bị phình đại tràng. Trẻ nhỏ là đối tượng rất dễ mắc phải và đã có đến 90% trẻ bị đại tràng dài là do táo bón.
Đặc biệt khi mắc bệnh do nguyên nhân này thì hệ thống tiêu hóa sẽ bị ảnh hưởng và cần phải điều trị sớm để đảm bảo không bị những biến chứng nguy hiểm.
Triệu chứng cần quan tâm khi bị đại tràng dài
Khi bị đại tràng dài thì trẻ cũng thường xuyên bị táo bón. Và đây được cho là triệu chứng dễ nhận biết nhất. Ngoài ra thì còn có thể kể ra một số triệu chứng cơ bản khác nữa, đó là:
– Tình trạng ăn, ngủ sẽ kém hơn bình thường
– Sức khỏe của trẻ cũng sẽ bị suy kiệt
– Phân trẻ bị khô hơn và rắn hơn nên đi vệ sinh sẽ khó khăn hơn
– Tình trạng đau bụng, nôn và buồn nôn cũng xuất hiện
– Có thể xoắn thậm chí là tắc ruột
Còn đối với trẻ sơ sinh thì nếu như sau 24h đồng hồ đầu tiên mà không thấy trẻ đi phân su thì cần phải để ý vì rất có thể do đại tràng dài khiến cho phân bị ứ đọng lại.
Tất cả những triệu chứng trên đều khiến cho người bệnh cảm thấy vô cùng khó chịu và cần được điều trị nhanh chóng để đảm bảo không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Chính vì thế cần hết sức để ý nếu như thấy trẻ có biểu hiện táo bón thường xuyên hay sức khỏe bị suy yếu thì cần phải cho đi thăm khám để có biện pháp điều trị kịp thời nhất.
Phòng ngừa đại tràng dài ở trẻ
Chúng ta hoàn toàn có thể phòng ngừa được bệnh lý này với một số cách khá đơn giản dưới đây, đó là:
– Nên cho trẻ uống nhiều nước hơn và hạn chế tối đa trẻ ăn đồ ngọt
– Nên nhắc nhở trẻ đi cầu khi buồn chứ không nên để trẻ nhịn vì dễ khiến trẻ bị táo bón
– Chế độ dinh dưỡng của trẻ nên cung cấp thêm nhiều chất xơ hơn, và nên đầy đủ chất dinh dưỡng để đảm bảo cho trẻ phát triển khỏe mạnh.
– Nếu trẻ bú sữa mẹ thì nên thay đổi chế độ dinh dưỡng cho trẻ còn nếu trẻ uống sữa công thức thì nên đổi sữa để kiểm tra.
Trên đây là một số chia sẻ của chúng tôi về tình trạng đại tràng dài, hy vọng đây sẽ là những thông tin hữu ích giúp cho bạn có thêm kiến thức bảo vệ sức khỏe cho trẻ nhé.
Xem thêm:
Cảm ơn Quý Khách Hàng đã ghé thăm!