Độ Tuổi Bắt Đầu Bị Thoái Hóa Khớp Thông Tin Ai Cũng Nên Biết Đến

Căn bệnh thoái hoá khớp ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống của người bệnh bởi gây nhiều đau đớn và hạn chế về vận động. Như vậy, thoái hóa khớp ở độ tuổi nào, dấu hiệu và triệu chứng ra sao, cách phòng tránh như nào?

Thoái hóa khớp là gì?

Bệnh thoái hóa khớp xảy ra khi phần sụn đệm giữa hai đầu xương bị hư hỏng, kèm theo phản ứng viêm và lượng chất nhày có tác dụng bôi trơn trong khớp giảm thiểu. Khi sụn khớp bị lão hoá và trở nên khuyết, mòn, khô và nứt nẻ, giảm đàn hồi, mất độ trơn nhẵn, sần sùi,… Những bệnh nhân thoái hóa khớp thường xuyên cảm thấy khó chịu, đau đớn, vận động bị hạn chế. Hoặc thậm chí là tàn phế và chất lượng cuộc sống bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Hiện nay, câu hỏi thoái hóa khớp ở độ tuổi nào đã quá quen thuộc.

Bệnh thoái hóa khớp

Bệnh thoái hóa khớp xảy ra ở độ tuổi nào?

Có thể trước đây, thoái hoá khớp được coi là căn bệnh mạn tính của tuổi già kể từ sau 45 – 50 tuổi bởi theo thời gian. Dấu hiệu sụn khớp dần bị bào mòn, dịch tiết ra ít hơn khiến hệ khớp lão hóa dần nên vận hành kém và gây cảm giác đau nhức. Mặc dù vậy trong các năm gần đây, bệnh thoái hoá khớp đang có xu hướng gia tăng ở những người trẻ.

Những nguyên nhân dẫn tới hiện tượng bệnh thoái hoá khớp trẻ hoá là do xã hội cuộc sống hiện đại có sự hỗ trợ của nhiều loại máy móc hoặc do quá cuốn hút, mải mê với công việc nên các bạn trẻ chỉ ngồi một chỗ, ít vận động hơn. Hoặc do việc lười vận động khiến mức độ lão hoá của khớp và nhiều bộ phận khác trên cơ thể diễn ra nhanh hơn.

Bệnh thoái hóa khớp xảy ra ở độ tuổi nào?
Bệnh thoái hóa khớp xảy ra ở độ tuổi nào?

Triệu chứng của thoái hóa khớp

Xuất hiện đau nhức: Người bệnh thấy đau ở vị trí khớp bị thoái hoá. Và từ đó cảm giác này thường xuất hiện và tăng nặng hơn khi thay đổi tư thế hoặc vận động. Rất đau nhiều khi tăng cân, nhất là ở vị trí khớp gót chân, khớp háng, khớp gối – những khớp phải gánh trọng lượng cơ thể nhiều nhất.

Bị đi lại khập khiễng, vận động khó khăn do khó cử động cổ, đau khớp háng, đau lưng vùng sau gáy lan dần tới cánh tay dẫn tới việc tay không cầm nắm được.

Nếu ngồi lâu hoặc vào buổi sáng thường bị cứng khớp, hiện tượng này thường kéo dài dưới 30 phút.

Các khớp kêu: Mỗi khi co duỗi thấy khớp kêu lục cục, lạo xạo kèm đau đớn.

Các khớp tê sưng, biến dạng, teo cơ: Đây là dấu hiệu cho thấy sụn khớp cũng như xương dưới sụn đã bị tổn thương nghiêm trọng như ngón chân cứng bị cong ve, ngón tay trở nên cong và gồ ghề, đầu gối lệch trục,…

Lưu ngay những nguyên nhân gây thoái hóa khớp ở người trẻ

Lưu ngay những nguyên nhân gây thoái hóa khớp ở người trẻ

Có tư thế làm việc, sinh hoạt không hợp lý

Bệnh thoái hóa khớp ở độ tuổi nào? Có thể thấy một trong những nguyên nhân thường gặp khiến khớp bị thoái hóa sớm hơn chính là tư thế làm việc và sinh hoạt không hợp lý. Khi làm việc quá lâu ở một tư thế, mang vác các vật nặng không đúng tư thế… điều này sẽ khiến các xương khớp, cột sống phải làm việc quá nhiều, làm thay đổi cấu trúc và gây thoái hóa cột sống.

Chế độ ăn không phù hợp

Có một nguyên nhân nữa gây thoái hóa khớp đó là chế độ ăn không hợp lý ở người trẻ, dẫn đến tình trạng thừa cân béo phì. Khi trọng lượng cơ thể quá lớn sẽ làm tăng áp lực lên sụn khớp, khiến chúng dễ bị thoái hóa hay gặp nhất là khớp gối.

Tập thể thao không đúng cách

Việc tập thể thao mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng tập luyện không đúng cách cũng tiềm ẩn nguy cơ thoái hóa khớp sớm. Và nguyên nhân là lớp sụn khớp sẽ bị mòn dần theo thời gian nếu như khớp sử dụng và vận động quá mức.

Một số cách điều trị thoái hóa khớp ở người trẻ tuổi

Ngày nay, chưa có thuốc điều trị khỏi hoàn toàn thoái hóa khớp, mà chỉ dừng lại ở giảm triệu chứng và cải thiện chức năng vận động. Hầu hết bệnh nhân có thể được áp dụng phương pháp điều trị không dùng thuốc ví dụ như :chườm nóng, chiếu đèn hồng ngoại, dùng máy phát sóng ngắn hay siêu âm, xung điện giảm đau.

Trong trường hợp các biện pháp trên không hiệu quả người bệnh cần đến những trung tâm bệnh viện có phòng khám chuyên khoa cơ xương khớp để thăm khám và điều trị sớm. Đặc biệt, bệnh nhân tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc giảm đau. Mà nên hoạt động thể lực nhẹ và nâng dần mức độ. Thêm vào đó là kết hợp với chế độ ăn uống cân bằng, cung cấp các yếu tố,  thành phần dinh dưỡng cho sụn và tránh các thói quen có hại đối với khớp như ngồi xổm, leo cầu thang, khiêng vác nặng… Khi đó bệnh nhân cần kiểm soát cân nặng, tránh thừa cân, béo phì tạo lực đè lên khớp.

 Còn đối với bệnh nhẹ, phương pháp vật lý trị liệu còn bệnh nặng có thể phải sử dụng thuốc kháng viêm, giảm đau theo chỉ định.

Xem thêm: Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết thoái hóa cột sống cổ

Kết luận:

Bài viết trên đã trả lời được cho câu hỏi độ tuổi bắt đầu bị thoái hóa khớp, với thông tin trên hy vọng sẽ giúp ích cho bạn.

 

Các thông tin trên website Duocphamotc.com mang mục đích tham khảo, Quý Khách Hàng vui lòng không tự ý áp dụng theo khi không có sự chỉ dẫn thêm của bác sĩ chuyên môn.
Cảm ơn Quý Khách Hàng đã ghé thăm!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

DMCA.com Protection Status