Đối tượng bị tăng tiết mồ hôi và biện pháp điều trị

Tăng tiết mồ hôi là tình trạng cơ thể tiết ra nhiều mồ hôi mà không hoạt động mạnh hay làm việc dưới nhiệt độ cao. Đối tượng bị tăng tiết mồ hôi là gồm những ai và biện pháp điều trị bệnh tăng tiết mồ hôi thì bài viết sau đây sẽ cung cấp những thông tin về tăng tiết mồ hôi cho bạn.

Biện pháp điều trị nào phù hợp và hiệu quả bệnh tăng tiết mồ hôi.

Tăng tiết mồ hôi là tình trạng như thế nào?

Tình trạng cơ thể đổ ra nhiều mồ hôi mà không phải là do làm việc ngoài trời quá sức, hay vui chơi giải trí, tập thể dục. Đổ mồ hôi gây ra cơ thể xuất hiện mùi khó chịu, mồ hôi tiết ra xuất hiện lên cả áo làm tinh thần người bệnh bị ảnh hưởng trong quá trình giao tiếp, làm việc. Chân tay có thể đổ ra nhiều mồ hôi vẩy tay ra nhiều nước gây khó khăn khi viết nhất là đối tượng trẻ đang độ tuổi đi học.

Đối tượng bị bệnh tăng tiết mồ hôi.

  • Những người thường làm việc căng thẳng, mệt mỏi, bị stress cảm giác luôn thấy lo lắng, hồi hộp.
Người bị căng thẳng hay lo lắng dễ bị mắc tăng tiết mồ hôi.
Người bị căng thẳng hay lo lắng dễ bị mắc tăng tiết mồ hôi.
  • Người trị bệnh tiểu đường dùng thuốc tiểu đường dễ bị tăng tiết mồ hôi.
  • Mắc các bệnh lý như: bệnh căng thẳng thần kinh, viêm khớp, chấn thương tủy sống và rối loạn hệ máu.
  • Do yếu tố di truyền: nếu gia đình bạn đã và đang có người bị tăng tiết mồ hôi thì khả năng cao bạn cũng bị, có tỷ lệ cao hơn so với những người bình thường.

Một số biện pháp điều trị bệnh tăng tiết mồ hôi.

Nếu nguyên nhân gây bệnh tăng tiết mồ hôi không rõ ràng chưa xác định được thì bạn nên điều trị bằng cách ngăn ngừa hạn chế ra mồ hôi. Còn nếu đã xác định được rõ nguyên nhân hình thành nên bệnh tăng tiết mồ hôi liên quan bệnh ký khác thì bạn nên ưu tiên điều trị bệnh đó trước. Ban có thể đi kiểm tra và tham khảo các lời khuyên từ bác sĩ để chọn ra phương pháp điều trị thích hợp với cơ thể.

Người ta chia ra làm hai phương pháp điều trị:

   Điều trị theo cách nội khoa:

  • Thuốc ức chế thần kinh: có tác dụng ức chế sự dẫn truyền synap của dây thần kinh. Bên cạnh đó sẽ có các tác dụng phụ vì thế bạn phải cân nhắc trước khi dùng, một số tác dụng phụ như một số liên quan đến bệnh bàng quang, mờ mắt, miệng khô…
  • Thuốc chống trầm cảm: một số thuốc chống trầm cảm có tác dụng giảm sự tiết ra mồ hôi của cơ thể. Giúp cơ thể thoải mái hơn, không muộn phiền lo âu giảm tình trạng tăng tiết mồ hôi.Lưu ý không nên lạm dụng thuốc quá nhiều cần được uống theo sự hướng dẫn của bác sĩ.
Thuốc chống trầm cảm cũng là phương pháp điều trị hiệu quả giúp ngăn ngừa cơ thể tiết ra nhiều mồ hôi.
  • Thuốc chống mồ hôi: trong các đơn thuốc bác sĩ kê thường có các loại thuốc nhôm clorua. Bôi thuốc lên vùng, vị trí hay tiết mồ hôi trên cơ thể trước khi ngủ và sau khi thức giấc bạn rửa sạch sẽ vùng đã bôi từ trước đó. Kem hydrocortison có thể giúp ích nếu da bạn bị kích thích.
  •  Điều trị bằng botulinum: giúp ngăn chặn các dây thần kinh gây ra mồ hôi. Mỗi vùng bị ảnh hưởng của cơ thể sẽ tiêm một liều lượng tương ứng, thích hợp với tình trạng tăng tiết. Trước khi tiêm da của bạn được gây tê trước. Điều trị bằng thuốc này có tác dụng trong vòng khoảng 12 tháng, thuốc hết tác dụng lại đi điều trị tiếp. Việc điều trị có thể gây đau đớn cho cơ thể và có thể các vùng bị tiêm tạm thời bị yếu cơ.

   Điều trị theo cách ngoại khoa:

  • Phẫu thuật thần kinh (cắt hạch giao cảm): trong quá trình phẫu thuật bác sĩ có thể cắt, hoặc kẹp các dây thần kinh cột sống kiểm soát mồ hôi trên tay của bạn. Tuy nhiên ngày nay có thể không cần cắt bỏ dây thần kinh giao cảm mà chỉ cần làm gián đoạn tín hiệu dây thần kinh.
  • Loại bỏ tuyến mồ hôi: đạt hiệu quả cao, hạn chế việc tiết mồ hôi tăng thường áp dụng tăng tiết ở vùng nách.
  • Liệu pháp viba (Microwave therapy): sử dụng năng lượng vi sóng để phá hủy tuyến mồ hôi, điều trị trong 2 buổi và mỗi buổi kéo dài từ 20 đến 30 phút. Phương pháp này ít người lựa chọn do có chi phí cao và thường gặp ở các trung tâm lớn.

>>>Xem thêm:

Tăng tiết mồ hôi: Nguyên nhân và biểu hiện thường gặp

Chỉ số acid uric bình thường và cách phòng ngừa tăng acid uric máu

Kết luận

Qua bài viết trên chúng tôi đã đưa ra những đối tượng thường bị mắc tăng tiết mồ hôi và các biện pháp điều trị bệnh tăng tiết mồ hôi giúp bạn có thêm nhiều lựa chọn để điều trị hiệu quả, chọn được phương pháp phù hợp với tình trạng của bệnh. 

Các thông tin trên website Duocphamotc.com mang mục đích tham khảo, Quý Khách Hàng vui lòng không tự ý áp dụng theo khi không có sự chỉ dẫn thêm của bác sĩ chuyên môn.
Cảm ơn Quý Khách Hàng đã ghé thăm!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

DMCA.com Protection Status