Sởi là một căn bệnh truyền nhiễm rất dễ lây lan và bùng phát thành ổ dịch. Dù các ca bệnh đều có thể phục hồi sau một khoảng thời gian. Tuy nhiên với những trẻ em có sức đề kháng kém thì có thể diễn biến nặng, gây biến chứng hoặc là có thể tử vong. Với bài viết này chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về đối tượng mắc bệnh sởi và cách thức lây lan của nó nhé.
Đối tượng mắc bệnh sởi
Bệnh sởi thường tập trung ở một số nhóm đối tượng chủ yêu như sau:
- Những người chưa được tiêm vacxin phòng ngừa bệnh sởi. Nhất là với những trẻ em thì có khả năng bị lây nhiễm cao khi tiếp xúc với nguồn bệnh.
- Những người thường xuyên di chuyển giữa các nước khác nhau. Và nhất là khi đến những quốc gia đang có dịch sởi bùng phát. Và nếu như khi đến đây mà không có biện pháp phòng ngừa hiệu quả thì khả năng bị lây nhiễm sẽ cực kỳ cao.
- Những đối tượng bị thiếu hụt Vitamin A trong cơ thể. Khẩu phần ăn thiếu vitamin A là nguyên nhân chính khiến bệnh trở nặng hay gặp những biến chứng nguy hiểm mà bệnh sởi gây ra.
Bệnh sởi là căn bệnh xuất hiện chủ yếu ở trẻ em. Theo thống kê thì có đến trên 90% người dưới tuổi 20 đã bị mắc bệnh sởi và hiếm có người không bị mắc. Hàng năm trên thế giới có khoảng 100 triệu người bị mắc bệnh sởi và trong số có đến 6 triệu người bị tử vong
Cách thức lây lan bệnh sởi
Bệnh sởi là căn bệnh có khả năng truyền nhiễm rất nguy hiểm. Chúng có thể truyền từ người này sang người khác rất dễ dàng. Chính vì thế mà bệnh có thể bùng phát rất nhanh và tạo thành ổ dịch.
Nguồn bệnh của bệnh sởi được xác định:
- Ổ chứa bệnh là con người.
- Thời kỳ ủ bệnh: Thông thường sẽ là từ 12-14 ngày, tuy nhiên nó cũng có thể kéo dài đến 21 ngày.
- Thời kỳ truyền nhiễm: Là từ 1 ngày trước khi bắt đầu giai đoạn tiền triệu( Nó được xác định là khoảng 4 ngày trước khi bị phát ban) đến 4 ngày sau khi xuất hiện phát ban. Và ít nhất là sau hai ngày phát ban. Virus vacxin không có khả năng lây truyền bệnh.
Về cách thức truyền bệnh
Bệnh sởi có thể lây truyền qua đường hô hấp. Khi người khỏe mạnh tiếp xúc trực tiếp với những chất dịch tiết từ mũi, họng của người bệnh. Cũng có thể bị nhiễm bệnh nếu như tiếp xúc gián tiếp qua đồ vật (những đồ vật có dính các dịch tiết của người bệnh) cũng có thể bị nhiễm bệnh. Bệnh sởi có khả năng lây truyền cao nhất. Và chỉ có thể cắt được chuỗi lây nhiễm khi bệnh ở trong cộng đồng đạt được trên 95% tỷ lệ miễn dịch trong cộng đồng.
Lời kết
Do bệnh sởi là một căn bệnh truyền nhiễm, cách thức lây lan bệnh là qua đường hô hấp. Chính vì vậy mà bệnh này có khả năng lây lan nhanh trong cộng đồng. Và có thể tạo thành ổ dịch nhanh chóng. Vậy nên trẻ em cần được tiêm phòng sởi để có thể tránh được căn bệnh này. Ngoài ra thì để người bệnh tránh được các biến chứng nguy hiểm thì các mẹ nên cho con em của mình ăn đầy đủ chất dinh dưỡng. Nhất là bổ xung đầy đủ vitamin A để tránh biến chứng nguy hiểm nếu không may bị nhiễm.
Xem thêm:
Cảm ơn Quý Khách Hàng đã ghé thăm!