Hướng dẫn cách chăm sóc trẻ em và người bị viêm phổi

Tình trạng suy hô hấp là một loại bệnh xuất hiện ở khá nhiều đối tượng và không phân biệt bất kỳ tuổi tác nào. Để chăm sóc người bệnh trong quá trình điều trị và sau khi về nhà là điều rất quan trọng, bài viết sẽ hướng dẫn bạn cách chăm sóc trẻ em và người bị viêm phổi tốt nhất mà bạn nên tham khảo.

Khái niệm tổng quan về bệnh viêm phổi

Khái niệm tổng quát về bệnh viêm phổi

Viêm phổi hay còn gọi với tên suy hô hấp là một hiện tượng phổi đang bị nhiễm vi khuẩn, vi rút hoặc phổi chứa nhiều dịch nhầy làm ảnh hưởng các cơ quan khác của cơ thể. Tình trạng nếu kéo dài sẽ làm giảm oxy máu trong động mạch, kết quả gây ra chậm quá trình chu cấp oxy cho các mô.

Một số nguyên nhân chính gây ra tình trạng viêm phổi

Dù là bất cứ tổn thương nào xảy ra với hệ hô hấp đều có thể dẫn đến hội chứng bị suy phổi ở cả người lớn và trẻ em. Cơ bản là sẽ có hai nguyên nhân chính sau đây.

Nguyên nhân do bên trong phổi

  • Những người có bệnh phổi bị nhiễm trùng, nhiễm khuẩn như viêm phế quản, bị xơ phổi, lao phổi, bị tắc động mạch phổi, nghẽn phế quản,…
  • Có tiền sử vị phù phổi cấp do tim.
  • Phù phổi cấp do tim.

Nguyên nhân ở bên ngoài phổi

  • Sự tắc nghẽn thanh khí quản do bị u thanh quản, u thực quản phía vùng cổ, u khí quản. Ngoài ra, còn có thể do nhiễm trùng ở thanh quản, mắc nghẹn thức ăn hay những dị vật khác gây tắc nghẽn vùng thanh quản,…
  • Bị tràn dịch màng phổi, lưu lượng dịch bị tăng nhanh nên làm nguy cơ gây ra hội chứng suy hô hấp cũng tăng lên.
  • Một vài sự chấn thương ở lồng ngực dẫn đến việc gãy xương sườn, tổn thương màng phổi và phổi.
  • Hệ thần kinh bị tổn thương như chấn thương sọ não, tai biến làm tổn thương đến các hoạt động hô hấp.

Những triệu chứng viêm phổi thường gặp hiện nay

Một vài triệu chứng thường gặp của bệnh viêm phổi

Các triệu chứng của bệnh viêm phổi sẽ khác nhau tùy theo nguyên nhân gây ra bệnh. Những biểu hiện của bệnh sẽ trở nên tệ hơn và có thể dẫn đến di chứng nguy hiểm nếu không được chữa trị kịp thời.

  • Cơ thể hay mệt mỏi, thường xuyên gặp khó khăn trong những hoạt động sinh hoạt hằng ngày như thay quần áo, leo cầu thang,…
  • Bị khó thở, cơ thể luôn có cảm giác thiếu không khí trong việc hít thở.
  • Hiện tượng buồn ngủ hay xảy ra, kèm theo ngón tay, chân và môi nhợt nhạt, thiếu sức sống.
  • Nhìn không rõ, thị lực bị giảm nhanh.
  • Hay đau đầu, trí nhớ không tốt.
  • Nhịp tim luôn ở trạng thái đập nhanh và thở mạnh.

Đối với trẻ sơ sinh thì khi mắc bệnh này sẽ có các triệu chứng chung như thở nhanh, da và môi của bé luôn xanh xao và xuất hiện tình trạng kéo cơ ở giữa xương sườn khi thở.

Cách chăm sóc trẻ em và người bị viêm phổi

Cách chăm sóc trẻ em bị viêm phổi mau khỏi nhất

Đối với mỗi đối tượng bị bệnh sẽ có các cách chăm sóc khác nhau. Bởi đối với người lớn cơ thể gần như hoàn thiện nên việc chăm lo cũng không quá phức tạp, nhưng trẻ em thì cơ thể còn đang phát triển sẽ có một số đặc trưng riêng trong việc chăm sóc khi trẻ bị viêm phổi.

Cách chăm sóc người trưởng thành bị bệnh viêm phổi 

Hỗ trợ lưu thông đường thở: Vì sự tiết dịch ở đường thở làm cho việc trao đổi khó hơn, tăng nhiễm khuẩn đường thở và khó khỏi bệnh. Người nhà nên cho bệnh nhân uống nhiều nước (từ 2 đến 3 lít) mỗi ngày để loãng đờm và tránh được tình trạng bị mất nước. Tiến hành làm ẩm và nóng không khí bằng cách yêu cầu họ hít vào bằng đường mũi và thở ra bằng môi khép chặt.

Giúp người bệnh ho hiệu quả: tức là bạn phải chú ý tư thế ho của họ. Ho ở tư thế ngồi và hơi cúi về trước là cách an toàn vì theo tư thế thẳng lưng sẽ làm người bệnh ho nhiều hơn. Đồng thời, ho 2 lần trong mỗi lần thở ra khi co cơ bụng đúng lúc ho.

Không để người bệnh bị mất nước: Do sốt và tăng các tần suất thở nên cơ thể họ thường bị mất nước, người chăm sóc phải cung cấp đủ nước, cho bệnh nhân uống sữa, ăn cháo để cung cấp đủ chất dinh dưỡng và tránh mất nước.

Cách chăm sóc trẻ em khi bị viêm phổi

Trẻ em khi mắc bệnh này phải được chăm sóc kỹ hơn so với những người lớn. Ba mẹ nên thực hiện làm thông thoáng đường thở cho trẻ và tránh tạo tâm lý không tốt khi trẻ mắc bệnh.

Tiến hành hạ sốt cho trẻ: Khi trẻ bị sốt nhiệt độ dưới 38.5 độ thì có thể sử dụng cách chườm ấm tích cực vào vùng nách và bẹn, giảm lượng quần áo, chăn mền và cho trẻ mặc quần áo rộng và uống nhiều nước để hỗ trợ việc hạ sốt. Trường hợp trên 38.5 độ thì phải đưa trẻ đến bác sĩ để uống thuốc theo chỉ dẫn cụ thể. 

Nên vỗ lưng khi trẻ tiết đờm: điều này sẽ giúp lưu thông sự tuần hoàn máu của phổi, giúp cho phổi được giãn nở tốt hơn. Be mẹ có thể vỗ lưng bé trước bữa ăn hoặc sớm hơn 1 giờ là tốt nhất để tránh trẻ bị nôn. 

Xem thêm:

Tổng kết

Tóm lại, bài viết đã cung cấp cho bạn một số thông tin về cách chăm sóc trẻ em và người bị viêm phổi chi tiết nhất. Dù là đã xảy ra hay chưa thì bạn cũng nên tham khảo qua để tích lũy kiến thức khi cần phải dùng đến.

Các thông tin trên website Duocphamotc.com mang mục đích tham khảo, Quý Khách Hàng vui lòng không tự ý áp dụng theo khi không có sự chỉ dẫn thêm của bác sĩ chuyên môn.
Cảm ơn Quý Khách Hàng đã ghé thăm!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

DMCA.com Protection Status