Việc điều trị dậy thì muộn càng sớm sẽ giúp khắc phục tình trạng này được tốt nhất và từ đó cũng tránh được những tác hại của bệnh lý này gây nên. Chính vì thế mà cần hết sức để ý đến vấn đề này để kịp thời điều trị và có biện pháp phù hợp nhất.
Vậy khi nào thì cần điều trị cũng như biện pháp điều trị như thế nào? Nếu như bạn đang muốn biết thêm về vấn đề này thì hãy theo dõi ngay ở nội dung dưới đây nhé.
Nguyên nhân của dậy thì muộn
Có khá nhiều những nguyên nhân khác nhau gây nên tình trạng bệnh lý này. Tuy nhiên có một số nguyên nhân được cho là yếu tố có nguy cơ cao gây bệnh, có thể kể ra như sau:
– Do di truyền: Theo thống kê thì có khoảng 70% trẻ bị di truyền từ bố mẹ
– Do trẻ mắc một số những bệnh lý mãn tính như bệnh thiếu máu hồng cầu liềm, viêm đại tràng, xơ nang…
– Khi thiếu hụt hoocmon cũng là 1 nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Bởi lẽ hoocmon chính là chất giúp thúc đẩy quá trình sinh sản và nó cũng giúp cho bộ máy sinh sản hoàn thiện hơn.
– Với nam giới thì còn có thể mắc các vấn đề về tinh hoàn nữa ví dụ như những khiếm khuyết ở tinh hoàn chẳng hạn, hoặc tinh hoàn quá nhỏ…
Khi bạn nắm bắt được những nguyên nhân này rồi thì bạn sẽ biết cách làm như thế nào để có thể giúp cho cơ thể của trẻ hoàn thiện nhanh chóng và phát triển khỏe mạnh nhất.
Khi nào cần điều trị dậy thì muộn?
Thật ra, một khi đã bị dậy thì muộn thì nhiều hay ít nó cũng sẽ ảnh hưởng đến tâm lý và sự phát triển bình thường của trẻ. Từ đó khiến cho trẻ dễ cảm thấy:
– Tự ti
– Mặc cảm
– Thấy mình không được “người lớn” như những bạn khác
– Cho rằng bản thân không bình thường
– Dễ bị trầm cảm…
Vì thế mà khi thấy dấu hiệu khác thường ở trẻ cha mẹ cần ngồi lại nói chuyện với con và từ đó đưa ra những lời khuyên phù hợp nhất để giúp trẻ ổn định tâm lý.
Còn khi nào cần điều trị? Là khi:
– Con gái từ 16 tuổi
– Con trai từ 18 tuổi
Mà chưa dậy thì thì cần phải điều trị để tránh ảnh hưởng đến sự phát triển và khả năng sinh sản sau này của trẻ.
Điều trị dậy thì muộn hiệu quả
Để có thể điều trị dậy thì muộn thì các bác sĩ sẽ điều trị ở 2 vấn đề đó là thể chất và tinh thần. Khi cả 2 đều khỏe mạnh thì trẻ mới có thể phát triển bình thường được. Cụ thể như sau:
Về thể chất
Với những bé gái mà sau 16 tuổi chưa dậy thì thì cha mẹ nên bổ sung thêm estrogen cho trẻ, ít nhất là khoảng thời gian từ 4 đến 6 tháng để đẩy nhanh quá trình dậy thì. Ngoài ra thì cũng cần đảm bảo dinh dưỡng cho cơ thể, cân nặng đạt chuẩn cũng như dinh dưỡng đầy đủ sẽ giúp trẻ hoạt động bình thường.
Còn với những bé trai thì nên sử dụng thuốc tiêm trong vòng vài tháng. Bạn nên để ý đến chiều cao, cân nặng sau khi tiêm vì nó sẽ có sự phát triển khá rõ. Đồng thời kích thước dương vật cũng sẽ tăng lên và phần lông mu phát triển nhiều hơn.
Về mặt tâm lý
Ngoài việc bổ sung dưỡng chất về mặt thể chất ra thì cha mẹ cũng cần phải để ý đến tâm lý của trẻ nữa. Nếu như phát hiện thấy trẻ thường xuyên tự ti, mặc cảm, không muốn tiếp xúc với người xung quanh thì cần phải tâm sự với trẻ, chia sẻ nhiều hơn với trẻ để tìm ra những điểm mạnh điểm yếu hay nguyên nhân để hỗ trợ cho trẻ.
Việc điều trị tâm lý sẽ giúp cho trẻ không còn cảm thấy lo lắng và nghĩ mình khác với những bạn khác. Ngoài ra với những trẻ điều trị theo phác đồ của bác sĩ thì cần thực hiện nghiêm túc, đúng để cải thiện kịp thời phát triển bằng lứa tuổi.
Nói chung thì dậy thì muộn cũng không gây ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe hay chức năng sinh sản của trẻ nếu như kịp thời điều trị dậy thì muộn. Vì thế mà cha mẹ cũng không cần quá lo lắng, hãy luôn sát cánh cùng con của mình nhé.
>>>Xem thêm:
Tác hại và cách phòng ngừa dậy thì muộn
Phân loại gãy xương và khi nào gãy xương cần phẫu thuật?
Cảm ơn Quý Khách Hàng đã ghé thăm!