[Giải đáp] Khi nào cần đo loãng xương? Các mốc thời gian cần nhớ

Đo loãng xương được xem là phương pháp kiểm tra chính xác nhất giúp phát hiện bệnh kịp thời. Tuy nhiên bệnh lý này diễn biến trong thời gian dài và không có dấu hiệu cụ thể. Vậy khi nào cần đo loãng xương và cách phòng ngừa bệnh như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu cụ thể trong bài viết dưới đây!

Tại sao cần đo loãng xương?

Đo loãng xương còn có tên gọi khác là đo mật độ xương. Hiểu đơn giản đây là kỹ thuật hiển thị mật độ chất khoáng chủ yếu (canxi) trong xương bằng nhiều cách khác nhau.

Khi nào cần đo loãng xương? Tốt nhất bạn nên thăm khám định kỳ
Khi nào cần đo loãng xương? Tốt nhất bạn nên thăm khám định kỳ

Mật độ xương đạt đỉnh khi con người bước vào tuổi trưởng thành. Đồng nghĩa với đó là hệ xương chắc khỏe, dẻo dai và vận động linh hoạt. Tuy nhiên không phải ai cũng may mắn có được điều này.

Mật độ xương của mỗi người phản ánh chân thực quá trình mất chất khoáng. Đây được xem là dấu hiệu cơ bản của quá trình lão hóa tự nhiên: tỷ lệ tạo cốt bào bị lấn át bởi hủy cốt bào.

Xương mỏng dần đi, khối lượng xương giảm và suy yếu do yếu tố tuổi tác, bệnh lý. Người thường xuyên lao động vất vả hay chế độ ăn uống, sinh hoạt thiếu khoa học. Nếu không có bất kỳ giải pháp hỗ trợ nào thì quá trình khoáng hóa kéo dài sẽ dẫn đến bệnh loãng xương.

Bởi vậy đáp án cho câu hỏi khi nào cần đo loãng xương đó là càng sớm càng tốt. Đây được xem như giải pháp “đón đầu” quá trình mất khoáng. Chúng giúp ích nhiều cho bạn chủ động các biện pháp điều trị hay phòng ngừa. Nếu phát hiện kịp thời bạn hoàn toàn sẽ có giải pháp làm chậm quá trình loãng xương.

Khi nào cần đo loãng xương để chẩn đoán bệnh?

Loãng xương là bệnh lý đã rất phổ biến hiện nay. Đây không còn là căn bệnh người già nữa mà ngày càng có dấu hiệu trẻ hóa. Nếu không may mắc bệnh, khối lượng xương giảm và vi cấu trúc bị thay đổi. Điều này khiến xương trở nên giòn và tăng nguy cơ gãy xương.

Người bệnh nên kiểm soát bệnh sớm để tránh các biến chứng nguy hiểm
Người bệnh nên kiểm soát bệnh sớm để tránh các biến chứng nguy hiểm

Bệnh lý này diễn biến âm thầm đến mức khi thấy được biểu hiện lâm sàng là lúc bệnh đã rất nặng. Lúc này có thể bạn đã bị mất trên 30% khối lượng xương và đối diện với những biến chứng nặng nề. Ví dụ như đau cột sống, gù lưng, gãy xương, giảm chiều cao, biến dạng lồng ngực hay mất khả năng lao động,…

Vì vậy khi nào cần đo loãng xương? Bạn nên thực hiện càng sớm càng tốt, hợp lý nhất là trong những lần kiểm tra sức khỏe định kỳ. Ngoài ra nếu thấy cơ thể có những dấu hiệu như đau lưng, tê bì chân tay, vận động khó khăn hay các khớp khô cứng,… cũng cần đo loãng xương ngay.

Thông thường bác sĩ sẽ đo loãng xương ở hai vị trí là cột sống thắt lưng và cổ xương đùi bằng tia X năng lượng kép. Thời gian thực hiện nhanh chóng và cho phép chẩn đoán bệnh ở giai đoạn sớm. Việc đo mật độ xương không tác động sâu, không gây đau đớn cho cơ thể nên bạn hoàn toàn yên tâm.

Khi nào cần đo loãng xương? – Cách phòng bệnh hiệu quả

Phòng bệnh hơn chữa bệnh, do đó bạn nên đi đo loãng xương (mật độ xương) định kỳ 6 tháng/ lần. Đặc biệt là nhóm 40 – 45 tuổi ở nữ giới và nam giới là 50 – 60 tuổi. Nếu có dấu hiệu đau nhức, mỏi xương khớp hoặc dễ bị chấn thương lúc này bệnh đã chuyển sang giai đoạn nặng.

Chú ý bổ sung canxi và vitamin D trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày
Chú ý bổ sung canxi và vitamin D trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày

Bạn cần tăng cường bổ sung vào khẩu phần ăn hàng ngày các dưỡng chất cần thiết. Đặc biệt là canxi, sắt, kém và vitamin D. Bạn có thể tìm thấy những chất này ở rau cải xoăn, trứng, sữa và các chế phẩm từ sữa, đậu nành, hạnh nhân,… Tuy nhiên bạn cần chú ý dùng ở mức vừa đủ vì thừa canxi ở thành ruột sẽ gây hại cho sức khỏe. Canxi cũng rất khó đào thải ra khỏi cơ thể qua hệ bài tiết. Còn vitamin D thì dễ hấp thụ hơn, bạn chỉ cần tắm nắng sớm mỗi ngày là được.

Ngoài ra bạn cũng nên tập luyện thể dục thể thao đều đặn hàng ngày, tránh lao động quá sức. Những bài tập liên quan đến đạp xe, bơi lội hay yoga đều đã được chứng minh tăng tính đàn hồi, làm xương cứng và dày đặc, phòng bệnh loãng xương do yếu tố tuổi tác.

Vậy là bài viết trên đã giải đáp thắc mắc: Khi nào cần đo loãng xương? Hy vọng với những thông tin trên, bạn sẽ quan tâm đến sức khỏe của mình hơn và chú ý thăm khám tổng quát định kỳ. Chúc bạn luôn có một cơ thể dẻo dai và tràn đầy sức sống!

>>Xem thêm: Loãng xương ở người cao tuổi

Các thông tin trên website Duocphamotc.com mang mục đích tham khảo, Quý Khách Hàng vui lòng không tự ý áp dụng theo khi không có sự chỉ dẫn thêm của bác sĩ chuyên môn.
Cảm ơn Quý Khách Hàng đã ghé thăm!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

DMCA.com Protection Status