Nhiệt miệng làm cho bạn cảm thấy khó chịu, đau rát và không ăn uống được gì. Hoặc bạn đã từng bị nhiệt miệng và không muốn tái phát lại căn bệnh khó chịu này. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ đến bạn những lưu ý khi bị bệnh nhiệt miệng và cách phòng tránh.
Nguyên nhân gây nhiệt miệng
Cho đến nay vẫn chưa tìm được nguyên nhân chính xác gây nên tình trạng nhiệt miệng là gì. Tuy nhiên, theo các nghiên cứu khoa học, bệnh nhiệt miệng có thể do một số nguyên nhân như:
– Do cơ thể bị thiếu nước hoặc ăn quá nhiều đồ cay nóng.
– Nhạy cảm với những loại thực phẩm có tính axit như dâu tây, cam quýt, dứa… Hoặc các loại thực phẩm chứa chất kích thích khác như sôcôla, cà phê, rượu,…
– Cơ thể bị thiếu hụt các chất vitamin B, khoáng chất như sắt, kẽm,…
– Phụ nữ có nội tiết tố bị rối loạn khi mang thai hoặc trong những ngày kinh nguyệt.
– Tâm lý căng thẳng, lo âu, mệt mỏi, stress vì công việc hoặc các vấn đề khác.
– Đánh răng sai cách, làm tổn thương niêm mạc miệng.
– Vô tình cắn trúng vào má tạo nên vết thương và dần phát triển thành vết loét ở miệng. Nhất là với những người có răng khểnh trong quá trình ăn nhai rất dễ cắn trúng má, lưỡi gây tổn thương và dẫn đến bệnh nhiệt miệng.
– Nhiễm khuẩn ở khoang miệng.
– Người mắc các bệnh lý về răng miệng như viêm tủy răng,sâu răng… hay đang trong quá trình niềng răng cũng dễ bị nhiệt miệng hơn.
Một số lưu ý khi bị nhiệt miệng mà bạn nên biết
Một chế độ dinh dưỡng tốt sẽ hỗ trợ vết nhiệt miệng nhanh lành hơn. Vì vậy, khi bị bệnh nhiệt miệng bạn nên xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp:
– Người bệnh cần bổ sung chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, bổ sung nhiều thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể… .
– Đồng thời nên hạn chế ăn những thực phẩm có thể làm cho bệnh nhiệt miệng trở nên nặng hơn, thậm chí là nhiễm khuẩn như các đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ,…
– Ưu tiên những thực phẩm có tính mát, hạn chế cho quá nhiều gia vị để dễ tiêu hóa hơn.
– Uống đủ lượng nước (2-2,5 lít) mỗi ngày là cách giúp chữa lành nhiệt miệng nhanh nhất.
– Những món ăn quá khô, cứng trong thời gian bị nhiệt miệng.
– Không nên ăn các thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh để tránh kéo dài tình trạng nhiệt miệng.
Ngoài việc có chế độ ăn uống phù hợp bạn cũng cần lưu ý về thói quen chăm sóc răng miệng cũng như sinh hoạt hàng ngày như sau:
– Giữ gìn vệ sinh răng miệng sạch sẽ, đánh răng 2 lần mỗi ngày bằng bàn chải lông mềm. Nên sử dụng những loại kem đánh răng có chửa flour để răng được chắc khỏe.
– Sau mỗi bữa ăn nên dùng chỉ nha khoa hoặc súc miệng bằng nước muối sinh lý để làm sạch mảng bám, thức ăn ở kẽ răng còn sót lại.
– Tập thể dục, thể thao thường xuyên nghỉ ngơi hợp lý giúp tăng cường đề kháng cho cơ thể.
Tìm hiểu các biện pháp phòng ngừa bệnh nhiệt miệng
Khi bị nhiệt miệng tuy gây đau đớn, khó chịu nhưng cách phòng ngừa nó không khó. Để ngăn ngừa nguy cơ nhiệt miệng, bạn cần tránh làm tổn thương niêm mạc miệng khi chải răng hay ăn uống. Hạn chế nói chuyện khi đang nhai thức ăn để giảm tình trạng không may cắn vào miệng. Làm việc và nghỉ ngơi điều độ để tránh stress, căng thẳng. Ngoài ra, cần vệ sinh răng miệng sạch sẽ để tránh viêm nhiễm niêm mạc miệng, họng.
Với trẻ em, không nên để thức khuya, ăn uống không theo giờ giấc cụ thể. Cần hướng dẫn bé chải răng đúng cách để không làm rách niêm mạc miệng. Nên tập cho bé thói quen súc miệng bằng nước muối ấm hàng ngày để loại bỏ các mảng bám còn sót lại trên răng.
Trong những ngày nắng nóng, cần phải đảm bảo đủ các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, ngay cả khi cảm thấy mệt mỏi, ăn uống không ngon miệng. Ưu tiên ăn các món luộc, bổ sung vitamin bằng cách ăn nhiều rau, củ, quả và trái cây… Hạn chế dung nạp quá nhiều đồ xào, cay nóng, nhiều dầu mỡ, uống nhiều nước,. Nếu bị nhiệt miệng nặng, cảm giác đau đớn nhiều hoặc tái phát nhiều lần cần phải đến ngay cơ sở y tế để khám và điều trị dứt điểm.
Tập thói quen sử dụng chỉ nha khoa hoặc súc miệng bằng nước muối pha loãng hoặc nước muối sinh lý hằng ngày. Dùng bàn chải đánh răng lông mềm và đánh răng 2 lần/ngày. Thăm khám nha khoa định kỳ 6 tháng/lần để đảm bảo sức khỏe răng miệng tốt nhất.
>>>Xem thêm:
Trên đây là các lưu ý khi bị bệnh nhiệt miệng và cách phòng tránh hiệu quả nhất. Hy vọng với những thông tin hữu ích này sẽ giúp bạn chăm sóc sức khỏe răng miệng tốt hơn.
Cảm ơn Quý Khách Hàng đã ghé thăm!