Đa số, người già sẽ có tỉ lệ mắc các bệnh cao hơn, nhất là bệnh huyết áp. Nhưng hầu hết chúng ta đều chưa nắm rõ, hiểu chi tiết về máy đo huyết áp.Vì vậy, các bạn hãy cùng với chúng tôi tìm hiểu về lưu ý khi đo huyết áp cho người cao tuổi dưới bài viết sau.
Máy đo huyết áp được hiểu như nào?
- Máy đo huyết áp có thể được hiểu là 1 loại dụng cụ dùng để đo lượng, chỉ số huyết áp giảm hoặc tăng trong khoảng thời gian cụ thể.
- Máy đo huyết áp gồm có 4 bộ phận: màn hình ( dành cho máy điện tử), cái bơm ( dành cho máy cơ), đồng hồ đo và vòng bít.
- Huyết áp của người cao tuổi sẽ được đo bằng các dao động và thông qua chỉ số hiện lên màn hình để biết được tình trạng huyết áp người bệnh.
- Đối với người cao tuổi, việc chúng ta sử dụng máy đo huyết áp càng phải cẩn thận, thận trọng hơn.
Lưu ý khi đo huyết áp của người cao tuổi?
Người già chính là 1 trong những đối tượng hay bị rối loạn về huyết áp nhất nên việc chúng ta sử dụng máy đo huyết áp dành cho họ thì càng phải chú trọng hơn, tránh tình trạng đo sai, đo nhầm,.. Và dưới đây sẽ là những các chú ý nhất đối với việc đo huyết áp.
Lưu ý 1: Các loại thiết bị đo huyết áp.
- Theo như hội tim mạch Việt Nam khuyến cáo thì việc sử dụng máy đo huyết áp bắp tay sẽ an toàn, dễ dùng đối với những người lớn tuổi.
- Những người cao tuổi vốn dĩ thành mạch họ đã không đều hay kể cả giãn tĩnh mạch cũng vậy nên dễ làm ảnh hưởng tới chỉ số đo huyết áp nếu sử dụng máy đo huyết áp cổ tay cho người bệnh.
- Vì vậy, việc dùng loại đo huyết áp bắp tay sẽ làm giảm nguy cơ sai số khi đặt máy chưa đúng vị trí.
Lưu ý 2: Kỹ thuật khi sử dụng các loại máy cơ.
- Tay của bệnh nhân sẽ được đặt song song với vị trí tim. Sau đó, ta hãy quấn vòng bít vào và đo chỉ số huyết áp của người bệnh.
- Trong quá trình đang đo huyết áp thì ta gắn phần ống nghe lên tai. Điều này giúp chúng ta nghe được mạch đập của người cao tuổi.
- Sử dụng quả bóng cao su, bơm vòng bít lên và sẽ tạo ra chỉ số áp lực thủy ngân cao hơn huyết áp là từ 20 mm – 30 mm.
- Từ từ nới lỏng dần ra bộ truyền tự động và làm giảm lực nén khí trong vòng bít, khi thực hiện nó thì bạn cần kiểm tra cẩn thận.
- Khi nhịp đập của tim được nghe rõ thì chỉ số sẽ hiện lên vòng bít và bạn cần đọc chính xác chúng. Đây là một huyết áp tối đa hoặc áp suất tâm thu.
- Trong trường hợp, áp suất của không khí giảm, nhịp đập của tim không còn được nghe thấy nữa. Đây là áp suất tối thiểu hoặc áp tâm trương.
Lưu ý 3: Đối với người cao tuổi.
- Những người cần đo huyết áp, đặc biệt là người cao tuổi thì cần mặc bộ quần áo rộng, thoáng mát, dễ chịu; tâm trạng được thả lỏng, từ từ thư giãn và tuyệt đối không sử dụng đồ chứa kích thích trước khi đo huyết áp.
- Trong khi đo huyết áp thì không nên nói chuyện và cử động nhiều vì điều này gây ảnh hưởng tới chỉ số huyết áp.
- Trong khoảng thời gian ngắn thì không nên đo cho người cao tuổi quá nhiều lần. Cần phải đành thời gian để đợi sau đó đo lại cho người bệnh thì độ chính xác sẽ cao hơn.
- Sau khi kết thúc phần đo thứ 1 thì bạn có thể đợi từ 15 – 20 phút sau để đo lại nếu cảm thấy cần thiết.
Cách chữa trị giúp chỉ số huyết áp giảm ở người cao tuổi?
Có rất nhiều cách làm người cao tuổi giảm đi tình trạng chỉ số huyết áp tăng cao và dưới đây sẽ là điều đó:
- Trước tiên, chú trọng cẩn thận trọng chế độ dinh dưỡng dành cho người già là hết sức quan trọng. Bởi vì tất cả yếu tố như: chiều cao, cân nặng,… đều có thể ảnh hưởng tới chỉ số đo huyết áp.
- Đối với người già, ta cần giúp họ tập những bài tập nâng cao sức khỏe phù hợp, lành mạnh để chỉ số huyết áp luôn ổn định.
- Khi càng về già, người bệnh sẽ khó ngủ hơn rất nhiều và khiến tình trạng huyết áp tăng. Vì vậy, phòng ngủ của họ cần sự thông thoáng, thoải mái và không nên sử dụng đồ không tốt trước khi đi ngủ.
>>Xem thêm: Phân biệt chỉ số nhịp tim và huyết áp
Kết luận
Tóm lại, bài viết vừa rồi của chúng tôi đã giúp các bạn nhận biết được những lưu ý khi máy đo huyết áp cho người già. Từ đó, các bạn có thể đo huyết áp cho họ, đồng thời cũng sẽ biết cách để đo được chỉ số tốt nhất.
Cảm ơn Quý Khách Hàng đã ghé thăm!