Lưu ý khi lựa chọn và sử dụng thiết bị đo SpO2

Thiết bị đo SpO2 là thiết bị nhỏ gọn dùng để theo dõi nồng độ oxy trong máu và rất dễ sử dụng. Bài viết này sẽ chia sẻ những lưu ý khi lựa chọn và sử dụng thiết bị đo SPO2, hy vọng nó sẽ giúp ích cho bạn.

Lưu ý khi lựa chọn thiết bị đo SpO2

chỉ số đo SpO2
Lưu ý khi lựa chọn thiết bị đo SpO2

Thiết bị đo nồng độ oxy trong máu phù hợp với nhu cầu sử dụng

Thiết bị đo SpO2 được thiết kế dưới dạng gần giống một chiếc kẹp, có 2 loại cơ bản: Máy đo oxy cầm tay và máy đo oxy để bàn.

  • Đối với thiết bị cầm tay: Thiết bị này sẽ có thêm một màn hình để đọc các chỉ số
  • Đối với thiết bị để bàn: Sản phẩm này có thiết kế giống như 1 chiếc kẹp tay có màn hình đọc chỉ số, khi đo cần đặt tay lên bàn để nhận được kết quả chính xác nhất

Đạt tiêu chuẩn của bộ y tế

Thiết bị đo SpO2 phải đo chính xác mức độ bão hòa máu và bao gồm các tính năng đo nhịp tim qua máy cảm biến trên đầu ngón tay.

Máy được thiết kế để kiểm tại chỗ sự vận chuyển oxy trong máu của các tế bào hồng cầu. Được hiển thị dưới dạng sóng SpO2 đo được tần số xung và thể tích. Dễ dàng sử dụng, chính xác, đo đơn giản và không có cảm giác đau.

Bên cạnh đó, chúng ta nên kiểm tra máy cẩn thận trước khi mua để đảm bảo các phụ kiện vẫn còn nguyên và đảm bảo rằng các phụ kiện và thiết bị đi kèm không có dấu hiệu bị hỏng. Người mua cần chọn thiết bị đo SpO2 có thương hiệu, tem, phiếu bảo hành đầy đủ  tại các cửa hàng uy tín hay  thiết bị y tế chuyên dụng hoặc đại lý phân phối.

Các chức năng đi kèm

Thiết bị đo SpO2 bên cạnh chức năng đo độ bão hòa oxy và có tính năng đo nhịp tim, khi mua bạn cần lưu ý đến các tính năng đi kèm của bị như:

  • Có khả năng kết nối với điện thoại thông minh, giúp người sử dụng dễ dàng quan sát kết quả hiển thị trên màn hình với các các biểu đồ, chỉ số cụ thể
  • Có chức năng cảnh báo pin yếu
chỉ số đo SpO2
Các chức năng của máy Spo2

Lưu ý khi sử dụng thiết bị đo SpO2

Chỉ số SpO2 bình thường

  • Chỉ số SpO2  trong máu bình thường là 98-100%
  • Bệnh nhân F0  khi có chỉ số SpO2 <94% sẽ được yêu cầu thở oxy

Cách bước sử dụng máy đo SpO2:

  • Làm  ấm bàn tay trước khi sử dụng thiết bị đo SpO2
  • Không di chuyển ngón tay hoặc bàn tay trong khi đo
  • Đặt cố định bàn tay trên mặt phẳng chẳng hạn như mặt bàn

Nhân tố gây nhiễu kết quả khi sử dụng thiết bị đo nồng độ oxy máu SpO2:

  • Cơ thể bệnh nhân bị lạnh, huyết áp thấp
  • Bệnh nhân cử động nhiều
  • Sử dụng ở không gian có ánh sáng chiếu trực tiếp
  • Người được đo SpO2 sử dụng móng tay giả hoặc sơn móng tay

>>Xem thêm: Máy hút dịch mũi cầm tay và hướng dẫn sử dụng

Lời kết

Số lượng F0 đang ngày càng tăng vì vậy mỗi chúng ta nên chuẩn bị sẵn một thiết bị đo SpO2 để tự chăm sóc sức khỏe tại nhà. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn có thêm thông tin hữu ích về cách lựa chọn thiết bị đo SpO2 và cách sử dụng của chúng.

 

Các thông tin trên website Duocphamotc.com mang mục đích tham khảo, Quý Khách Hàng vui lòng không tự ý áp dụng theo khi không có sự chỉ dẫn thêm của bác sĩ chuyên môn.
Cảm ơn Quý Khách Hàng đã ghé thăm!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

DMCA.com Protection Status