Khi sử dụng máy đo đông máu nó sẽ giúp cho bạn có thể kiểm soát được thời gian đông máu của mình nhanh hay chậm, khả năng đông máu ra sao? Từ đó sẽ đánh giá được nguy cơ chảy máu hay hình thành máu cục nhất là đối với những người có thể sẽ phải phẫu thuật.
Vì thế mà hiện nay dòng máy này đang được khá nhiều người lựa chọn. Tuy nhiên không phải ai cũng am hiểu và có thể đọc được các chỉ số của loại máy này. Nếu như bạn đang quan tâm đến vấn đề này hãy cùng tìm hiểu ngay ở nội dung dưới đây nhé.
Máy đo đông máu là gì?
Chúng ta có thể hiểu đơn giản máy đo đông máu chính là 1 thiết bị y tế mà nó được sử dụng để đo nồng độ tiểu cầu trong máu nhờ vào 1 quy trình đơn giản mà nhanh chóng. Khi bạn sử dụng thiết bị này nó sẽ phần nào hỗ trợ và chẩn đoán được các cục máu đông dễ gây nên một số bệnh như đột quỵ, đau tim…
Liệu bạn đã biết, chỉ 1 thiết bị máy đo đông máu mà có thể xử lý được 1 lượng lớn bệnh nhân và lưu trữ được kết quả của 600 người bệnh mỗi giờ. Điều này đã giúp đẩy nhanh được quá trình xét nghiệm đồng thời cũng cho kết quả được chính xác nhất.
Mục đích chính sử dụng máy đo đông máu
Bạn nên biết, khi bị rối loạn đông máu thì sẽ xảy ra 2 trường hợp đó là:
– Gây chảy máu khó cầm
– Đông máu nguy hiểm
Và chính chiếc máy đo đông máu này sẽ có tác dụng giúp cho người bệnh thực hiện được xét nghiệm máu xem chúng có hoạt động bình thường được hay không? Và đây cũng chính là mục đích chính của sản phẩm. Nó thực sự hữu ích không chỉ đối với người bệnh đang cần phải theo dõi đông máu mà cả với người trước khi phẫu thuật hay người bình thường.
Ngoài ra thì bạn cũng nên nắm bắt được một số điều kiện có thể gây nên những vấn đề đông máu có thể kể ra như sau:
– Người bị bệnh gan
– Người bị bệnh huyết khối, bị đông máu quá mức
– Mắc bệnh máu khó đông hay máu không thể đông bình thường được.
Cách đọc chỉ số đông máu
Với bác sĩ hay những người am hiểu được về sản phẩm này thì chỉ cần nhìn các chỉ số có thể biết được liệu bình có mắc bệnh hay không? Tuy nhiên thì với người bình thường, chưa có kiến thức chuyên môn thì có thể tham khảo cách đọc chỉ số ở máy đo đông máu như sau:
Chỉ số xét nghiệm Prothormbin hay còn gọi là PT
Có 3 chỉ số mà người bệnh cần lưu ý đó là:
– PT%: Chỉ số của người bình thường sẽ dao động ở khoảng 70 – 140%. Tuy nhiên nó sẽ gây nên những bất thường nếu như người bệnh thấp hơn 79% hay cao hơn 140%. Lúc này cần phải để ý để có biện pháp điều trị.
– PT (s) đây là chỉ số thời gian để hình thành lên 1 cục máu đông thường thì chỉ số này sẽ dao động trong khoảng 10 – 14s.
– INR: Chỉ số này bình thường khi ở khoảng 0.8 – 1,2 tuy nhiên nó sẽ khác thường khi tăng lên 2 hoặc 3.
Chỉ số xét nghiệm thời gian Thrombin TT
Thời gian đông máu bình thường TT sẽ giao động trong khoảng từ 15 – 25 giây còn nếu thấy lâu hơn quá nhiều thì cần phải để ý đến khả năng máu khó đông, nó sẽ ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của bạn.
Chỉ số xuất nghiệm APTT
Thông qua chỉ số này các bác sĩ sẽ nắm bắt được khả năng cầm máu của bệnh nhân như thế nào? Nên trước khi người bệnh tiến hành phẫu thuật thì các bác sĩ sẽ tiến hành thực hiện các xét nghiệm này để đảm bảo mọi hoạt động được diễn ra bình thường.
Chỉ số APTT của người bình thường sẽ dao động trong khoảng 30 – 35s và nếu như thấy chỉ số này có biểu hiện thấp hoặc cao hơn thì cần hết sức để ý vì nó có thể sẽ gây nên những bất thường hoặc những tổn hại đến sức khỏe người bệnh.
Trên đây là một số chia sẻ của chúng tôi về vấn đề máy đo đông máu. Hy vọng đã giúp cho bạn có thêm được những kiến thức cần thiết để chăm sóc sức khỏe bản thân và gia đình nhé.
Cảm ơn Quý Khách Hàng đã ghé thăm!