Nên sử dụng nẹp cổ chân vào thời gian nào? trong bao lâu?

Trật khớp cổ chân là một loại hình  chấn thương khá phổ biến, gây ra cảm giác đau nhức, khó chịu và ảnh hưởng đến việc đi lại hằng ngày. Không những vậy, nếu trật cổ chân không được chữa trị sớm có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng khác. Hiện nay, có rất nhiều cách chữa trị trật khớp cổ chân như đeo nẹp cổ chân. Vậy chúng ta nên sử dụng nẹp cổ chân vào thời gian nào và trong bao lâu?

Trật khớp cổ chân là gì?

Trật khớp cổ chân là gì?

Trật khớp cổ chân là một tình trạng mà vị trí của các đoạn xương cổ chân không khớp với cấu tạo sinh lý bình thường, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến phần khớp tại đây. Hiện nay, đa số những trường hợp bị trật chân thường xảy ra khi cử động mạnh, lặp lại một động tác nhiều lần liên tục, đi giày cao gót,…

Trật cổ chân có thể xảy ra ở mọi độ tuổi khác nhau. Tình trạng này thường đi kèm với gãy xương mắt cá chân và nhẹ hơn là chỉ bị bong gân.

Dấu hiệu nhận biết bạn bị trật khớp cổ chân

Dấu hiệu nhận biết bạn bị trật khớp cổ chân

Tương tự những trường hợp trật khớp cổ chân khác, khớp cổ chân bị trật có thể gây ra những cảm giác khó chịu cho người bệnh vô cùng bởi những cơn đau nhức dai dẳng, kéo dài ngay cả khi không vận động. Bên cạnh đó, một số người còn bắt gặp một số triệu chứng như:

  • Sưng phù và bầm tím vùng da quanh khớp cổ chân.
  • Bị xuất huyết tại vị trí tổn thương.
  • Khó để cử động khớp mắt cá chân.
  • Giảm khả năng vận động mạnh.
  • Mắt cá chân bị biến dạng.

Một số nguyên nhân dẫn đến trật khớp cổ chân

Trước khi tìm hiểu một số cách trị trật khớp cổ chân hiệu quả, bạn cần biết đâu là nguyên nhân trật khớp cổ chân.

Hầu hết các trường hợp, khớp cổ chân bị trật chủ yếu liên quan đến xương và dây chằng. Tình trạng này có thể xuất phát từ một số nguyên nhân như: 

  • Vấp ngã, va chạm mạnh khiến xương cổ chân gãy hoặc lệch khỏi vị trí ban đầu.
  • Chấn thương khi chơi thể thao gây nứt xương cổ chân, rách dây chằng…
  • Rèn luyện thể chất quá sức.

Các đối tượng có nguy cơ cao bị trật khớp cổ chân:

  • Tham gia quá nhiều các hoạt động thể thao.
  • Trước đó đã từng bị bong gân mắt cá chân, gãy chân hoặc trật khớp cổ chân.
  • Mắt cá chân có cấu tạo không bất thường từ khi sinh ra.
  • Mắc hội chứng Ehlers-Danlos với biểu hiện bệnh là da, mô và khớp lỏng lẻo do Collagen sản xuất bất bình thường.
  • Hút thuốc lá thường xuyên hoặc béo phì.

Làm gì để nhanh hồi phục khi bị trật khớp cổ chân?

Làm gì để nhanh hồi phục khi bị trật khớp cổ chân?

Theo chia sẻ của các chuyên gia hàng đầu, biện pháp sơ cứu hiệu quả nhất khi bị trật khớp cổ chân là RICE, gồm các bước nghỉ ngơi (Relax), chườm lạnh (Ice), băng bó (Compression) và thực hiện nâng cao khớp cổ chân để giảm sưng (Elevation). Việc xử lý đúng cách không chỉ rút ngắn thời gian điều trị mà còn cải thiện được kết quả cuối cùng.

  • R (Relax): Nghỉ ngơi tại chỗ, không tiếp tục vận động cổ chân rồi nhanh chóng tiến hành gắn nẹp cổ chân bảo vệ để hạn chế khớp xương bị di lệch nặng hơn.
  • I (Ice): Cho đá lạnh vào túi rồi chườm vào vùng khớp đang bị tổn thương. Đây là cách giảm đau, giảm sưng hiệu quả khi bị trật khớp cổ chân.
  • C (Compression): Dùng băng thun để băng (không quá chật) từ bàn chân lên đến đầu gối.
  • E (Elevation): Nằm kê chân cao khoảng từ 10 – 20cm để giúp tăng cường việc lưu thông máu.

Sau khi hoàn thành sơ cứu ở các bước ban đầu, bạn nên đưa người bệnh đi khám càng sớm càng tốt. Qua thăm khám, bác sĩ sẽ chẩn đoán được chính xác tình trạng bệnh và có liệu trình điều trị phù hợp. Một số cách trị trật khớp cổ chân có thể kể đến như:

Sử dụng thuốc giảm đau: Một số loại thuốc giảm đau như ibuprofen, naproxen hay acetaminophen… có thể làm giảm triệu chứng đau nhức tạm thời. Tuy nhiên, khi sử dụng thuốc cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ để tránh tối thiểu các tác dụng phụ do thuốc gây ra.

Nên sử dụng nẹp cổ chân vào thời gian nào? trong bao lâu?

Sau khi được nắn chỉnh, người bệnh sẽ được bó bột hoặc dùng nẹp cổ chân để hỗ trợ cho quá trình hồi phục. Phương pháp này có thể giúp ổn định khớp bị tổn thương, bảo vệ và giúp cho mô lành lại nhanh chóng. Nó cũng đồng thời làm hạn chế những tác động bên ngoài gây đau và bị trật khớp lại. Chúng ta thường là sẽ đeo nẹp cổ chân đến khi khớp cứng cáp và vết thương lành lại.

Sử dụng nẹp cổ chân để giữ khớp cổ chân ở vị trí ban đầu chỉ phù hợp với các trường hợp nhẹ. Đối với những trường hợp nghiêm trọng hơn, nẹp cổ chân không đem lại kết quả mong đợi.

Xem thêm: Tìm hiểu về nẹp cổ chân

Kết luận:

Trên đây là những thông tin giải đáp nên sử dụng nẹp cổ chân vào thời gian nào? trong bao lâu?mà bạn có thể tham khảo. Và nẹp cổ chân là một biện pháp vừa đơn giản mà vừa đem lại hiệu quả cho những người bệnh. 

Các thông tin trên website Duocphamotc.com mang mục đích tham khảo, Quý Khách Hàng vui lòng không tự ý áp dụng theo khi không có sự chỉ dẫn thêm của bác sĩ chuyên môn.
Cảm ơn Quý Khách Hàng đã ghé thăm!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

DMCA.com Protection Status