Ho gà là một bệnh truyền nhiễm cấp tính có khả năng lây lan nhanh. Bệnh cũng có thể gặp ở mọi lứa tuổi, giới tính khác nhau nhưng hay gặp và nguy hiểm nhất là trẻ sơ sinh. Vậy nguyên nhân, cách phòng ngừa và điều trị ho gà hiệu quả như thế nào? Tất cả sẽ được giải đáp cụ thể trong bài viết dưới đây.
Nguyên nhân gây bệnh ho gà là gì?
Ho gà hiểu đơn giản là một bệnh lý truyền nhiễm gây ra, đó là vi khuẩn ho Bordetella pertussis. Chúng tồn tại nhiều trong môi trường xung quanh, khi có điều kiện thích hợp sẽ tấn công đường hô hấp gây bệnh.
Đường lây bệnh chủ yếu của ho gà là đường hô hấp hoặc tiếp xúc trực tiếp qua nước bọt. Khi người bệnh nói chuyện hoặc tiếp xúc với đồ vật bị nhiễm dịch tiết đường hô hấp sẽ để lại vi khuẩn.
Bordetella pertussis sống rất lâu trong không khí và con người chính là vật thể để chúng ký sinh. Do đó, chỉ cần sinh hoạt chung một môi trường với người mắc ho gà, nguy cơ nhiễm bệnh của bạn cũng rất cao.
Đối tượng có nguy cơ bị mắc ho gà khá đa dạng, phong phú. Bệnh xuất hiện ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên có hơn 90% số ca mắc được ghi nhận là trẻ dưới 1 tuổi chưa tiêm phòng hoặc chưa tiêm đủ 3 mũi cơ bản.
Như vậy có thể kết luận được rằng: Trẻ càng nhỏ thì ho gà càng nặng và càng nhiều biến chứng. Do đó, các bậc phụ huynh cần tìm hiểu kỹ về cách điều trị ho gà hợp lý và tìm cách phòng tránh.
Cách điều trị ho gà đơn giản, hiệu quả
Tùy vào từng mức độ mà sẽ có những phương pháp điều trị ho gà cụ thể. Trường hợp trẻ bị ho dạng nhẹ, cơn ho ít, ngắn, không cần thở gấp mà trẻ vẫn ăn uống bình thường, ba mẹ không cần lo lắng. Các bậc phụ huynh có thể chăm sóc bé tại nhà và cho uống thuốc đặc trị.
Tuy nhiên, nếu các triệu chứng của ho gà trở nên trầm trọng hơn thì cần hết sức cảnh giác. Ba mẹ nên đưa bé đến cơ sở y tế để được theo dõi và điều trị kịp thời. Đây là phương pháp duy nhất để điều trị ho gà hiệu quả, phòng ngừa biến chứng xảy ra.
Ngoài ra, để việc điều trị ho gà ở trẻ nhỏ hiệu quả cao, cha mẹ cũng cần thực hiện những biện pháp sau:
- Không để con tiếp xúc với khói bụi, thuốc lá và nguồn không khí ô nhiễm.
- Để bé nghỉ ngơi yên tĩnh, tránh bị kích thích.
- Đối với trẻ đang ở giai đoạn ăn dặm, nên ưu tiên thức ăn lỏng, dễ tiêu hóa để tránh làm ảnh hưởng đến cổ họng.
- Chú ý chia thức ăn từng ít một và chia làm nhiều bữa nhỏ trong ngày để bé hấp thụ tốt hơn.
- Chú ý vệ sinh mũi miệng cho trẻ, dùng khăn mềm sạch thấm nước muối ấm để vệ sinh miệng sau mỗi cơn ho.
- Cách ly để tránh lây bệnh ho gà cho những người khác.
- Đưa trẻ đến trạm xá hoặc cơ sở y tế uy tín để tiêm phòng vắc xin ho gà.
Biện pháp phòng bệnh ho gà
Vậy là ở phần trên bạn đã biết cách điều trị ho gà khoa học. Còn về việc phòng bệnh, không phương pháp nào hiệu quả hơn tiêm phòng vắc xin ho gà. Một liều vắc xin có thể mang lại hiệu quả phòng tránh bệnh lên đến 90%.
Ngoài ra, một số lưu ý quan trọng cần ghi nhớ như sau:
- Khi thấy người thân có nguy cơ nhiễm bệnh, cần để họ tự cách ly và sử dụng đồ dùng riêng biệt, ngăn không để vi khuẩn lây lan.
- Khi tiếp xúc với người bệnh, cần chú ý đeo khẩu trang y tế, vệ sinh tay trước và sau tiếp xúc với người bệnh cũng như các dụng cụ đi kèm.
- Đặc biệt, cần đến bệnh viện khám và tuân thủ đúng theo sự chỉ dẫn của bác sĩ để điều trị đạt hiệu quả tốt nhất.
- Nên uống nước ấm pha mật ong vào mỗi buổi sáng để nâng cao sức đề kháng.
Vậy là bài viết trên đã chia sẻ tới bạn nguyên nhân, cách phòng tránh và điều trị ho gà sao cho hiệu quả. Hy vọng với những thông tin hữu ích kể trên, bạn đã hiểu rõ hơn về bệnh lý này. Tuyệt đối không được chủ quan mà hãy quan tâm đến sức khỏe của mình nhiều hơn, bạn nhé!
>>Xem thêm: Bệnh lao phổi nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết bệnh
Cảm ơn Quý Khách Hàng đã ghé thăm!