Trẻ em là đối tượng dễ mắc các bệnh viêm nhiễm do hệ miễn dịch còn non yếu và điển hình là bệnh viêm cầu thận cấp. Vậy nguyên nhân và dấu hiệu của bệnh viêm cầu thận ở trẻ em là do đâu ? Nếu như bạn đang quan tâm đến vấn đề này thì hãy tham khảo ngay nội dung dưới đây nhé.
Bệnh viêm cầu thận cấp là căn bệnh gì?
Viêm cầu thận cấp là một căn bệnh viêm cầu thận bị lan tỏa sau nhiễm khuẩn do liên cầu khuẩn tán huyết beta nhóm A ,do sự lắng đọng các phức hợp miễn dịch lưu hành ở thận. Viêm cầu thận hay gặp ở trẻ nhỏ lứa tuổi mẫu giáo và học sinh. Bệnh thường diễn biến khá lành tính, tuy nhiên có thể xảy ra biến chứng trong giai đoạn cấp và dẫn đến tử vong
Nguyên nhân chính gây bệnh viêm cầu thận cấp tính
Nguyên nhân gây ra bệnh viêm cầu thận lan tỏa sau nhiễm khuẩn do liên cầu khuẩn tán huyết beta nhóm A gây ra, viêm Amydal hoặc típ 49 gây ra viêm da, chóc đầu. Liên cầu khuẩn không cư trú tại thận mà cư trú tại họng gây ra viêm họng mủ và giải phóng độc tố vào máu. Những độc tố này kích thích cơ thể người bệnh sản sinh ra các kháng thể, sự phối hợp giữa kháng nguyên và kháng thể gây tổn thương ở các mao mạch cầu thận. Đây chính là nguyên nhân dẫn tới viêm cầu thận cấp tính.
Theo bác sĩ, những nguyên nhân chính gây nên viêm cầu thận cấp tính ở trẻ em bao gồm như:
- Do trẻ em bị mắc các bệnh viêm da, viêm họng. Những vi khuẩn gây bệnh sẽ ảnh hưởng lên phổi thông qua cơ chế miễn dịch. Ở thời điểm vi khuẩn xâm nhập, cơ thể sẽ chống lại chúng bằng cách sinh ra các kháng thể. Khi đó, các kháng thể kết hợp với kháng nguyên để hình thành phức hợp kháng nguyên, kháng thể. Thông thường, hệ miễn dịch loại bỏ phức hợp này và người nhiễm hầu như không bị ảnh hưởng tới. Trong trường hợp hệ miễn dịch đang bị rối loạn, các phức hợp kháng nguyên kháng thể không bị loại bỏ và thay vào đó chúng trôi theo dòng máu đi đến cầu thận và bị mắc lại gây ra tổn thương và biểu hiện bệnh lý, trong số đó có bệnh viêm cầu thận cấp ở trẻ em.
- Độ tuổi mắc bệnh: bệnh viêm cầu thận thường xuất hiện ở trẻ em có độ tuổi từ 4 đến 14 tuổi.
- Căn bệnh này nam giới có tỉ lệ mắc cao gấp đôi nữ giới
- Những trẻ em sống trong môi trường ô nhiễm, không trong lành như khu đông dân cư, vệ sinh kém, nguồn nước sinh hoạt không đảm bảo thì có nguy cơ mắc bệnh viêm cầu thận cao hơn những đứa trẻ khác. Căn bệnh này cũng có thể phát tán và lây lan ở trường học
Dấu hiệu của căn bệnh viêm cầu thận cấp tính ở trẻ em
Bệnh viêm cầu thận cấp ở trẻ em thường có những biểu hiện sau đây:
- Xuất hiện triệu chứng của viêm họng như sốt, đau họng, sưng amidan, nung mủ với thời gian dài từ 1 đến 2 tuần
- Viêm da mủ kèm theo các biểu hiện mủ mụn xuất hiện ở trên một vùng da nhất định và thường sẽ kéo dài từ 2 đến 3 tuần
- Dấu hiệu trên khuôn mặt: hai mí bị sưng phù, phù mặt. Hiện tượng sưng phù có thể lan ra toàn thân và tiểu ít, nước tiểu sẫm màu như nước trà đậm hoặc màu xám xịt
- Tăng huyết áp ở mức độ nhẹ hoặc nặng: thường xuất hiện sớm trong những ngày đầu tiên của bệnh. Huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương đều tăng và dao động nhẹ từ 10-20 mmHg. Khi bệnh nhân tăng huyết áp khiến người bệnh mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt, buồn nôn,…Đây cũng chính là nguyên nhân khiến nhiều người bị tử vong.
Ngoài ra, có một số trẻ khi bị bệnh thường không xuất hiện những triệu chứng của bệnh. Bệnh chỉ được phát hiện tình cờ khi đi thực hiện các xét nghiệm và kết quả nước tiểu có nhiều đạm, máu, suy chức năng của thận, kháng thể vi khuẩn tăng cao ở trong máu
Bệnh viêm cầu thận cấp ở trẻ em có tiên lượng tốt hơn so với người lớn với tỉ lệ tử vong là rất thấp. Bệnh nhẹ thì có thể khỏi từ 1-2 tuần. Nhưng không phải vì thế mà các bậc phụ huynh chủ quan. Nên đưa con đi khám và điều trị để tránh tránh trường hợp bệnh tiến triển nặng hơn và chuyển sang viêm cầu thận mãn tính.
Chế độ ăn uống cho trẻ bị viêm cầu thận cấp
- Hạn chế nạp protein vào cơ thể của trẻ trong buổi sáng. Điều này làm thận giảm được gánh nặng, giúp thận phục hồi đồng thời cũng làm chậm đi sự tích tụ chất thải trong máu, đặc biệt là đề phòng ure trong máu tăng. Lượng protein nên ăn trong ngày khoảng từ 0,6-0,8g/kg cân nặng/ngày.
- Ăn nhạt khi có dấu hiệu tăng huyết áp và xuất hiện sưng phù. Không nên ăn mì chính, các thực phẩm chế biến, đóng gói sẵn như các loại thịt đóng hộp, thịt muối vì chúng có hàm lượng muối cao.
- Hạn chế ăn các thực phẩm giàu photpho và kai bởi vì khi bị viêm cầu thận, lượng kali lớn nạp vào cơ thể sẽ làm ảnh hưởng đến tim mạch gây nguy hiểm cho người bệnh. Lượng photpho cao sẽ có nguy cơ gây nên các bệnh về tim và xương
- Khi mắc bệnh, trẻ em cần được nghỉ ngơi từ 3 tuần đến 1 tháng để giảm các triệu chứng của bệnh
>>Xem thêm: Triệu chứng và phương pháp điều trị viêm cầu thận cấp
Kết luận:
Trên đây là một số thông tin về nguyên nhân cũng như dấu hiệu của căn bệnh viêm cầu thận cấp ở trẻ em. Hy vọng sẽ giúp cho các bậc phụ huynh có những kiến thức cần thiết nhé
Cảm ơn Quý Khách Hàng đã ghé thăm!