Suy dinh dưỡng được biết đến là một tình trạng bệnh khá phổ biến ở nước ta. Nó không chỉ khiến cho cơ thể cảm thấy yếu ớt, gầy gò mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt của người bệnh nữa. Chính vì thế mà cần nắm bắt thật kỹ những thông tin này để có biện pháp phòng tránh tốt nhất.
Vậy bạn đã biết nguyên nhân và hậu quả của tình trạng này hay chưa? Nếu như đang quan tâm đến vấn đề này thì hãy theo dõi ngay nội dung dưới đây nhé.
Nguyên nhân dẫn đến suy dinh dưỡng
Hoàn cảnh sống, điều kiện kinh tế, sinh hoạt, ăn uống hàng ngày…. Đều có thể trở thành nguyên nhân khiến người bệnh bị suy dinh dưỡng. Tuy nhiên thì có một số nguyên nhân được cho là cơ bản nhất, đó là:
– Mỗi bữa ăn hàng ngày thường rất ít chất dinh dưỡng và dưỡng chất. Những nước nghèo chậm phát triển thì phổ biến hơn.
– Người bệnh mắc một số bệnh lý về đường tiêu hóa hay sau khi mắc bệnh. Lúc này khi ăn bất kỳ món ăn nào cũng không cảm thấy ngon miệng, khi không muốn ăn thì sẽ không thể cấp đủ dinh dưỡng vào cơ thể được.
– Khi nôn mửa nhiều, hay tiêu chảy kéo dài cũng sẽ khiến cho cơ thể mất chất dinh dưỡng và từ đó bị còi cọc.
– Bị viêm loét dạ dày, đầy bụng khó tiêu… cũng khiến người bệnh chán ăn.
– Nhiễm trùng đường tiêu hóa hay sử dụng kháng sinh thì cũng khiến cho cơ thể khó khăn trong việc hấp thụ dinh dưỡng.
Ngoài những vấn đề về tiêu hóa và hoàn cảnh sống như thế này ra còn có những nguyên nhân khác có thể sẽ khiến cho người bệnh bị suy dinh dưỡng như:
Tâm thần bị ảnh hưởng
Nếu như mắc bệnh rối loạn tâm thần thì nó sẽ ảnh hưởng khá nhiều đến thói quen ăn uống của bạn đấy. Người bệnh sẽ mắc một số bệnh như:
– Trầm cảm
– Chán ăn
– Ăn hay bị nôn
– Rối loạn ăn uống…
Đối với trẻ em nếu như gia đình thường xuyên thúc ép ăn quá mức nó cũng dễ khiến cho trẻ cảm thấy sợ hãi, mỗi khi đến bữa ăn dễ bị ám ảnh từ đó không muốn ăn nữa.
Trẻ sơ sinh ăn dặm sớm và không được bú mẹ 6 tháng đầu
Việc bú không đủ sữa mẹ 6 tháng đầu hay trẻ phải ăn dặm quá sớm cũng sẽ tăng tỉ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ. Nhiều gia đình có quan niệm cho trẻ bú sữa công thức thì sẽ có nhiều dưỡng chất hơn sữa mẹ. Tuy nhiên đây không phải là điều hoàn toàn đúng đâu nhé.
Ngoài ra cũng không nên cho trẻ ăn dặm quá sớm vì bộ máy tiêu hóa ở trẻ vẫn chưa thể hoàn toàn ổn định nên khi ăn dặm có thể trẻ không hấp thụ được toàn bộ chất dinh dưỡng vào cơ thể.
Đặc biệt với những bà mẹ suy dinh dưỡng, hay không biết cho con bú như thế nào cho đúng cũng sẽ dễ khiến cho trẻ bị suy dinh dưỡng đấy nhé.
Hậu quả của tình trạng suy dinh dưỡng là gì?
Bạn cần biết 1 điều là suy dinh dưỡng nó sẽ khiến cho cơ thể người bệnh không có đủ dinh dưỡng, sức lực… để chống chọi là những bệnh lý hay tác nhân bên ngoài. Hệ miễn dịch từ đó cũng trở nên yếu kém hơn khá nhiều. Chính vì thế mà người bệnh dễ mắc phải một số bệnh lý như nhiễm trùng đường ruột hay đường hô hấp.
Điều mà bố mẹ cần phải quan tâm nếu như trẻ nhỏ bị suy dinh dưỡng ở đây chính là khả năng trẻ sẽ bị chậm phát triển cả về thể chất và tinh thần của trẻ. Thế nên có thể nói nó sẽ ảnh hưởng đến mọi cơ quan trong cơ thể để khiến cho trẻ phát triển giảm sút như:
– Hệ xương chậm phát triển
– Chiều cao giảm so với bạn bè cùng trang lứa
– Tinh thần cũng giảm sút…
– Trí não chậm phát triển, khả năng tiếp thu và giao tiếp xã hội phần nào kém hơn.
– Khi trưởng thành thì khả năng làm việc cũng sẽ không cao.
Nói chung thì khi bị suy dinh dưỡng nó cũng có thể gây nên khá nhiều những hậu quả nguy hiểm. Vì thế ngay từ khj trẻ còn nhỏ cha mẹ cần đặc biệt quan tâm đến thể chất của trẻ để giúp trẻ phát triển toàn diện, an toàn.
Với những chia sẻ trên đây hy vọng cũng đã giúp bạn có thêm những kiến thức và nguyên nhân dẫn đến suy dinh dưỡng cũng như hậu quả mà nó mang lại nhé.
>>>Xem thêm:
Suy dinh dưỡng và thực trạng suy dinh dưỡng hiện nay
Phân biệt trình trạng suy dinh dưỡng và còi xương
Cảm ơn Quý Khách Hàng đã ghé thăm!