Những bệnh lý liên quan đến hệ tiêu hóa chiếm tỉ lệ lớn vì chế độ dinh dưỡng không được mọi người chú trọng. Một trong những cái tên phổ biến nhất hiện nay đó chính là viêm túi mật. Vậy nguyên nhân viêm túi mật là gì? Đâu là dấu hiệu dễ nhận biết nhất? Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn trong bài viết dưới đây nhé!
Viêm túi mật là gì?
Túi mật hiểu đơn giản là một cơ quan nhỏ hình quả lê. Túi nằm ở bên phải bụng, vị trí dưới gan. Túi mật chứa dung dịch mật dạng lỏng được tiết ra từ gan, đổ vào ruột non có vai trò vô cùng quan trọng, tương tự như hòa tan chất béo giúp tiêu hóa thức ăn tốt hơn.
Viêm túi mật là tình trạng túi mật bị nhiễm trùng, nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến tình trạng thủng túi mật. Bệnh lý này có hai dạng khác nhau, đó là:
Viêm cấp tính (xảy ra đột ngột) với các triệu chứng như:
- Đau dữ dội ở phần bụng trên bên phải, vùng vai phải hoặc lưng.
- Buồn nôn kèm sốt cao.
- Trong trường hợp bệnh nghiêm trọng, túi mật bị thủng sẽ làm tràn mật vào bụng gây đau dữ dội và có nguy cơ tử vong cao.
Viêm túi mật mạn tính (viêm tái phát nhiều lần trong nhiều tháng/ năm) với các triệu chứng:
- Buồn nôn, sốt cao kéo dài.
- Đau vùng bụng trên bên phải hoặc đau ở giữa bụng khi chạm vào.
- Các triệu chứng viêm túi mật kể trên thường xảy ra nhiều và mạnh nhất là sau khi ăn. Vào thời điểm này, mật phải co bóp để tống mật vào ruột non để giúp tiêu hóa thức ăn nhanh chóng và hiệu quả hơn. Tuy nhiên, để điều trị bệnh hiệu quả phải tìm hiểu về nguyên nhân viêm túi mật.
Nguyên nhân viêm túi mật phổ biến
Có rất nhiều nguyên nhân viêm túi mật khác nhau, tuy nhiên phổ biến nhất bao gồm:
- Sỏi mật: Thông thường, viêm túi mật được chỉ định là kết quả của các hạt cứng phát triển trong túi mật tạo thành sỏi – sỏi mật. Sỏi mật khi xuất hiện sẽ chặn đường lưu thông. Tình hình này diễn ra lâu ngày làm tắc nghẽn mật khiến mật tích tụ gây viêm nhiễm.
- Nhiễm trùng: Các nhà khoa học đã chứng minh được rằng, AIDS và một số bệnh do nhiễm virus có thể kích hoạt viêm túi mật. Tuy nhiên, tỉ lệ này khá ít nên bạn không cần quá lo lắng.
- Khối u: Khối u với kích cỡ quá lớn có thể chèn ép, ngăn chặn mật thoát ra khỏi túi mật. Tình trạng này duy trì lâu ngày có thể gây ra sự tích tụ mật dẫn đến viêm túi mật.
- Các nguyên nhân khác: Một số vấn đề về mạch máu làm giảm lưu lượng máu đến túi mật cũng có thể dẫn đến viêm túi mật. Ngoài ra, tắc nghẽn ống mật do sẹo cũng là tác nhân chính dẫn đến viêm túi mật.
Chẩn đoán viêm túi mật
Để việc điều trị dễ dàng hơn, sau khi xác định nguyên nhân viêm túi mật, bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán. Một số thủ thuật thường được áp dụng bao gồm:
- Xét nghiệm máu: Giúp phát hiện túi mật có bị nhiễm trùng hay không. Thông thường, số lượng bạch cầu trong máu nếu tăng cao bất thường cũng là dấu hiệu của nhiễm trùng. Nếu máu không xét nghiệm được, bác sĩ sẽ thực hiện sinh hóa máu để đánh giá chức năng thận, gan.
- Siêu âm: Siêu âm ổ bụng là sử dụng sóng âm thanh để tạo ra hình ảnh của túi mật và ống mật. Phương pháp này sử dụng để xác định các dấu hiệu viêm liên quan đến túi mật. Từ đó giúp hiển thị sỏi mật một cách rõ ràng trên màn hình thiết bị siêu âm.
- X quang túi mật: Phương pháp này cũng khá phổ biến. Bạn sẽ cần tiêm/uống chất cản quang, sau đó bác sĩ tiến hành chụp X-quang ngực bụng. Mục đích chính nhằm đánh giá các rối loạn của gan, túi mật cũng như toàn bộ phần ống mật.
- Chụp cắt lớp vi tính: Sử dụng tia X để tạo ra hình ảnh chi tiết của bụng, gan, túi mật, ống mật. Mục đích chính là giúp bác sĩ xác định viêm túi mật hoặc tắc nghẽn dòng chảy mật. Phương pháp này cũng giúp phát hiện sỏi mật rất tốt.
Vậy là bài viết trên đã chia sẻ tới bạn những thông tin về nguyên nhân viêm túi mật cùng triệu chứng, cách phát hiện dễ dàng. Hy vọng với những thông tin hữu ích kể trên, bạn đã hiểu rõ hơn về bệnh lý này, từ đó biết cách phòng tránh. Đừng quên thăm khám sức khỏe tổng quát đều đặn 6 tháng/lần nhé!
>>Xem thêm: Nguyên nhân, cách phát hiện và điều trị bệnh polyp túi mật
Cảm ơn Quý Khách Hàng đã ghé thăm!