Cơ thể của chúng ta có khả năng tạo và thải nhiệt và thước đo cho khả năng đó được gọi là nhiệt độ cơ thể. Khi vừa mới sinh ra, cơ thể con người vận hành như một cỗ máy có thể điều chỉnh về nhiệt độ ở ngưỡng an toàn. Thậm chí khi nhiệt độ môi trường bên ngoài cơ thể dao động lên xuống nhiều. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn tham khảo về máy đo nhiệt độ.
Thân nhiệt bị ảnh hưởng bởi những yếu tố nào
Các cơ chế cân bằng thân nhiệt sẽ duy trì nhiệt độ của cơ thể trong một phạm vi hẹp từ khoảng 36°C – 37,5°C. Và nhiệt độ của cơ thể thường được đo tại 3 vị trí.
- Trực tràng: ở điều kiện bình thường, nhiệt độ dao động trong khoảng 36,3 – 37,1°C.
- Miệng: thấp hơn trực tràng 0,2 – 0,6°C.
- Nách: thấp hơn trực tràng 0,5 – 1°C, dao động nhiều nhưng thuận tiện để theo dõi sự thay đổi thân nhiệt ở bệnh nhân.
Những yếu tố ảnh hưởng tới thân nhiệt:
- Tuổi tác: thông thường thân nhiệt của trẻ sẽ cao hơn người lớn do trung khu điều hòa thân nhiệt của trẻ nhỏ chưa được hoàn chỉnh nên nếu có bất kì một sự thay đổi nào trong cơ thể dù là nhỏ nhất cũng có thể gây sốt cao và có thể đi kèm co giật. Khi tuổi cao thì việc vận động thường sẽ kém hơn, hấp thu và nhu cầu chuyển hoá thấp nên thân nhiệt thường thấp hơn so với những người trẻ.
- Khi vận động, làm việc nặng, tập thể dục thể thao, chạy bộ cũng có thể khiến nhiệt độ tăng, không nên đo nhiệt độ vào lúc này. Nên nghỉ ngơi 10 – 15 phút để nhiệt độ cơ thể ổn định hơn rồi mới tiến hành đo thân nhiệt.
- Nội tiết tố: ở nữ giới nhiệt độ cơ thể thường lớn hơn nam giới đặc biệt là trong thời kỳ hành kinh.
- Stress cũng là một nguyên nhân khiến nhiệt độ của cơ thể tăng hoặc giảm.
- Nhiệt độ môi trường có tác động đến nhiệt độ của cơ thể nhưng không nhiều, chỉ khoảng 0,5°C. Đặc biệt là người già và trẻ em thường nhạy cảm hơn với những sự thay đổi của nhiệt độ môi trường hơn người trẻ.
- Một số loại thuốc ảnh hưởng tới khả năng bài tiết mồ hôi, gây giãn mạch có thể khiến nhiệt độ của cơ thể thay đổi. Cần phải tìm hiểu xem có đang dùng những loại thuốc như thế không.
- Thời gian đo nhiệt độ cơ thể: thay đổi từ 0,5°C – 1°C trong ngày. Bình thường, sáng sớm thì nhiệt độ cơ thể sẽ thấp nhất và sau 6 giờ chiều là khoảng thời gian nhiệt độ cơ thể cao nhất.
- Vị trí đo thân nhiệt: kết quả đo nhiệt độ có thể khác nhau tùy vào vị trí đo thân nhiệt.
Ngoài ra việc đo nhiệt độ không đúng có thể do rối loạn nhiệt độ cơ thể. Do sự mất cân bằng thân nhiệt của quá trình thải nhiệt và sinh nhiệt, dẫn tới thân nhiệt tăng và thân nhiệt giảm.
A.Hạ thân nhiệt: nhiệt độ cơ thể thấp cùng các triệu chứng như ớn lạnh, khó thở run rẩy, nhầm lẫn đây có thể là dấu hiệu của một số bệnh khá nghiêm trọng.
Nhiệt độ cơ thể hạ thấp thường do:
- Trời lạnh.
- Bị sốc do sử dụng các chất kích thích như rượu bia, ma túy, cần,cỏ,…
- Bệnh tiểu đường, tuyến giáp và một số rối loạn khác.
- Nhiễm trùng huyết thường gặp ở người có sức đề kháng yếu.
B.Say nắng: xảy ra khi cơ thể không thể kiểm soát được nhiệt độ. Một số triệu chứng của say nắng: Nhầm lẫn, mê sảng, bất tỉnh, da đỏ, nóng, khô.
Người bị say nắng có thể tử vong nếu không được cứu chữa kịp thời. Gây mất nước nghiêm trọng có thể làm cho các cơ quan trong cơ thể tạm ngừng hoạt động.
C.Sốt
- Nhiễm trùng được coi là nguyên nhân phổ biến nhất hiện nay của sốt. Có thể ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể hoặc một bộ phận cụ thể.
- Thuốc: gồm kháng sinh, opioids, thuốc kháng histamin,… làm nhiệt độ cơ thể tăng.
- Chấn thương nặng: gồm đau tim, đột quỵ, say nắng, bỏng.
- Các bệnh lý khác như: cường giáp, viêm khớp và ung thư như ung thư phổi, bệnh bạch cầu.
Xem thêm:
Kết luận
Bài viết đã chia sẻ cho bạn những kiến thức về những khoảng thời gian và những lúc không nên đó nhiệt độ cơ thể của Máy đo nhiệt độ. Hãy theo dõi chúng mình để đọc thêm nhiều bài viết hay và hấp dẫn hơn nhé.
Cảm ơn Quý Khách Hàng đã ghé thăm!