Khi chúng ta nhắc đến các bệnh hay các hoạt động của hệ tim mạch thì đều nghĩ ngay tới các chỉ số quan trọng như chỉ số tim mạch, huyết áp. Tuy hai chỉ số này đều liên quan đến tim mạch nhưng cũng không có nghĩa là hai điều đó là một hay có sự trùng lặp như một số người lầm tưởng. Và để hiểu rõ hơn về hai loại chỉ số này thì chúng ta hãy cùng tìm hiểu để có thể biết và phân biệt chỉ số nhịp tim và huyết áp.
Các khái niệm về nhịp tim và huyết áp
Nhịp tim là gì?
Nhịp tim là số lần tim thực hiện quá trình co bóp để đưa máu đi khắp cơ thể để nuôi dưỡng các cơ quan của cơ thể chúng ta được tính trong vòng 1 phút đồng hồ. Tùy theo các mục đích cần mà nhịp tim của chúng ta có thể đo bằng 2 cách:
- Nhịp tim nghỉ ngơi: đây là nhịp tim được đo khi cơ thể đang trong trạng thái nghỉ ngơi, thư giãn hoàn toàn và không phải là đang di chuyển hay vận động mạnh khi đo.
- Nhịp tim mục tiêu: là nhịp tim khi được đo trong trạng thái cơ thể đang vận động, đây là lúc tim đang trong trạng thái hoạt động tốt nhất.
Hiện nay nhịp tim được đo bằng máy đo nhịp tim hay cảm biến trên điện thoại hay các loại cảm biến trên các loại đồng hồ thông minh hiện nay. Và chỉ số nhịp tim được đo theo đơn vị là lần/phút.
Huyết áp là gì?
Huyết áp là áp lực của máu lên các thành mạch máu khi máu được lưu thông đi khắp cơ thể bởi sự co bóp của tim. Huyết áp của người được thể hiện ở 2 thông số:
- Huyết áp tâm thu: là áp lực của máu khi được sinh ra trong lòng động mạch lúc tim thực hiện quá trình co bóp của mình.
- Huyết áp tâm trương: là áp lực của máu khi được sinh ra trong lòng động mạch lúc tim đang nghỉ ngơi giữa 2 lần co bóp.
Hiện nay huyết áp được đo bằng các loại máy huyết áp cơ, hay phổ biến trong các hộ gia đình là các loại máy huyết áp đo bằng điện tử dễ sử dụng và vô cùng tiện lợi. Và trong các bệnh viện khi khám sức khỏe thì bước đo huyết áp luôn được thực hiện đầu để xác định tình trạng bệnh lý của người bệnh. Huyết áp được đo với đơn vị là mmHg.
Sự khác nhau giữa nhịp tim và huyết áp
Sự khác nhau này được làm rõ hơn qua các tiêu chí sau :
Nhịp tim
Đơn vị đo: số lần/ 1 phút
Những thông số liên quan: 2 thông số chính khi đo là nhịp tim nghỉ ngơi và nhịp tim mục tiêu
Một ví dụ như: chỉ số nhịp tim nghỉ ngơi là 60 lần/1 phút, chỉ số nhịp tim mục tiêu là 100 lần/ phút.
Huyết áp
Đơn vị đo: mmHg
Những thông số liên quan là 2 thông số chính liên quan: huyết áp tâm trương, huyết áp tâm thu
Ví dụ minh họa: khi đo huyết áp tâm trương hay huyết áp tâm thu thì đều thể hiện ở dạng phân số như: 120/80 mmHg đối với người khỏe mạnh.
Các mối quan hệ giữa nhịp tim và huyết áp
Tuy các chỉ số nhịp tim và huyết áp không là một thì chúng cũng có những mối liên kết vô cùng chặt chẽ với nhau. Bởi vì, khi tim của chúng ta co bóp thì máu mới khi tạo ra thì sẽ tạo ra được áp lực của máu lên thành động mạch. Và lúc này 2 chỉ số nhịp tim và huyết áp đều cùng được đo trong quá trình đó. Bình thường 2 chỉ số này không hay tăng giảm cùng nhau mà chỉ hoạt động bổ sung và phụ trợ cho nhau để con người có được một hệ thống tim mạch khỏe mạnh.
Trong một số trường hợp khi chỉ số nhịp tim và huyết áp cùng nhau lên xuống một lúc thì lúc này cơ thể người đang trong tình trạng lo lắng, hồi hộp và đang chịu áp lực từ bên ngoài. Đây không phải là triệu chứng hay dấu hiệu của bệnh nào mà chỉ là một điều khá bình thường của cơ thể.
Một số trường hợp khi tim đập nhanh mà bạn không phải đang trong tình trạng hồi hộp lo lắng gì cả thì có lẽ chúng nó đang điều tiết lại huyết áp cơ thể cho ổn định hay với mục đích giúp cho máu được lưu thông và cung cấp oxy, chất dinh dưỡng cho cơ thể như trong vài trường hợp bạn vận động mạnh.
Chỉ số nhịp tim và huyết áp của người bình thường
Khi đã biết 2 chỉ số này là khác nhau thì chúng ta nên chú trọng vào chỉ số của cả 2 để trái tim luôn được bảo vệ khỏe mạnh hay nếu có xảy ra các điều bất thường thì cũng kịp thời phát hiện và điều trị đúng cách. Nên đối với người bình thường khi đã trưởng thành thì chỉ số 2 loại này sẽ là:
- Nhịp tim: dao động trong khoảng 60 -100 nhịp đập/ 1 phút
- Huyết áp trung bình đo được là: 120/80mmHg.
Tuy nhiên số liệu trên để tham khảo vì còn phụ thuộc vào một số yếu tố khác như độ tuổi, thời điểm đo thì các chỉ số này cũng có sự dao động khác nhau.
>>Xem thêm: Máy đo nồng độ oxy máu SpO2 là gì? những điều cần biết
Kết luận
Để có được một trái tim khỏe mạnh thì các chỉ số về nhịp tim và huyết áp luôn cần được ổn định và cân bằng và nằm trong khoảng đúng chuẩn được đặt ra đối với cơ thể người. Và qua bài viết trên mong rằng mọi người có được các thông tin hữu ích để hiểu rõ hơn về 2 chỉ số này giúp ta hiểu biết cơ thể mình hơn.
Cảm ơn Quý Khách Hàng đã ghé thăm!