Tại sao bị dị ứng hải sản? Dị ứng hải sản có nguy hiểm không?

Hải sản là thực phẩm chính trong các bữa ăn tại các vùng biển. Đồng thời thì đây cũng là thức săn sở thích của nhiều người. Tuy nhiên, nhiều người khi ăn hải sản lại bị dị ứng. Vậy bạn có biết tại sao bị dị ứng hải sản không? Và dị ứng hải sản có nguy hiểm không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đấy nhé. 

Tại sao bị dị ứng hải sản?

Tại sao bị dị ứng hải sản
Tại sao bị dị ứng hải sản?

Hải sản là thực phẩm rất giàu dưỡng chất, tốt cho thể. Tuy nhiên có nhiều người khi sử dụng hải sản lại bị dị ứng. Nhiều nhất là những trường hợp bị dị ứng thực phẩm. Một số loại hải sản có thể gây dị ứng như: Cua, ghẹ, tôm, cá nhám, sò, ốc… Những đối tượng có nguy cơ mắc dị ứng hải sản cao đó là trẻ em, người cao tuổi. Nếu người nhà bị dị ứng thì nguy cơ bạn bị dị ứng rất cao.  

Trả lời cho câu hỏi tại sao bị dị ứng hải sản thì theo các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng: Trong hải sản có chứa nhiều loại protein bổ dưỡng và một số loại protein lạ. Khi cơ thể nạp vào thì hệ thống miễn dịch coi đó là protein có hại và phản ứng thái quá với nó. Từ đó gây ra tình trạng dị ứng. Cụ thể thì khi cơ thể tiếp xúc với các protein này sẽ gây dị này thì hệ thống miễn dịch sẽ sinh ra histamin ở các tổ chức, cơ quan và sẽ sinh ra những bệnh lý khác nhau. Ví dụ histamin sinh ra ở vòm miệng, họng hay mũi sẽ gây hắt hơi, ngạt mũi, khó thở, khó nuốt, phóng ra ở ruột thì gây đau bụng, tiêu chảy, nếu phóng ra ở da thì gây ngứa, mề đay…

Dị ứng hải sản có nguy hiểm không?

Tại sao bị dị ứng hải sản
Mức độ nguy hiểm của dị ứng hải sản không phục thuộc vào việc ăn nhiều hay ít. Mà phụ thuốc vào mức độ phản ứng của cơ thể

Có rất nhiều người lầm tưởng rằng dị ứng hải sản sẽ chỉ gây ra những phản ứng nhẹ, gây ngứa ngáy rồi sẽ hết sau một vài giờ hay một vài ngày. Tuy nhiên thực tế thì có rất nhiều trường hợp bị dị ứng với hải sản có thể gây ra những triệu chứng nguy hiểm. Và có thể đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng nếu như không được xử lý và điều trị kịp thời. 

Biểu hiện của dị ứng hải sản thường đến rất nhanh, chỉ sau vài giờ hoặc là vài phút. Việc phản ứng của dị ứng nhiều hay ít sẽ không phụ thuộc vào việc bạn có ăn nhiều hay không mà phụ thuộc vào độ mẫn cảm của từng người. Có những trường hợp với biểu hiện như như nổi mề đay, ngứa, khó chịu hay nôn… Những trường hợp này chỉ sau vài giờ là khỏi. Còn có những trường hợp nặng hơn thì gây đau đầu, chóng mặt, tiêu chảy,, ngất… Các biểu hiện lên đường tiêu hóa như đau bụng, tiêu chảy, nôn mửa… Đặc biệt là sốc phản vệ khi có những triệu chứng như da tái lạnh, nổi vân tím, tụt huyết áp, mạch nhỏ nhanh.. Một số trường hợp tối cấp như co thanh quản, sốc phản vệ có thể gây tử vong nếu như không được chữa trị kịp thời. 

Dị ứng hải sản mức độ nhẹ:

  • Nổi mề đay, phát ban
  • Ngứa ngoài da và môi
  • Buồn nôn
  • Ho, ngạt mũi

Dị ứng hải sản mức độ vừa:

  • Tức ngực
  • Thở khò khè đến khó thở
  • Đau bụng ở mức độ nhẹ, cảm thấy đau âm ỉ
  • Nôn  mửa và tiêu chảy

Dị ứng hải sản mức độ nặng: 

Tại sao bị dị ứng hải sản
Dị ứng hải sản có thể gây nên sốc phản vệ và có thể dẫn tới tử vong nếu không được xử lý và điều trị kịp thời.

Đây là tình trạng nguy hiểm nhất, có thể gây sốc phản vệ và tử vong nếu như không cứu chữa kịp thời. Các triệu chứng sốc phản vệ gồm có:

  • Nghẹn hoặc là sưng cổ họng gây khó thở, không thở được
  • Sốc, đồng thời huyết áp giảm nghiêm trọng
  • Hoa mắt, chóng mặt
  • Choáng váng và có thể ngất mất ý thức

Lời  kết

Có thể thấy dị ứng hải sản có nhiều mức độ khác nhau và có thể gây sốc phản vệ với các triệu chứng nguy hiểm như trên. Khi đó bạn cần phải đến ngay cơ sở y tế để được điều trị kịp thời. Hy vọng qua bài viết này bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức về dị ứng hải sản. Hiểu hơn tại sao bị dị ứng hải sản cùng các mức độ nguy hiểm của nó nhé. 

>>>Xem thêm: Dị ứng hải sản có tự khỏi không? làm gì khi bị dị ứng

Các thông tin trên website Duocphamotc.com mang mục đích tham khảo, Quý Khách Hàng vui lòng không tự ý áp dụng theo khi không có sự chỉ dẫn thêm của bác sĩ chuyên môn.
Cảm ơn Quý Khách Hàng đã ghé thăm!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

DMCA.com Protection Status