Thoái hóa khớp gối là một trong những bệnh tuy không nguy hiểm đến tính mạng, nhưng nó lại có tác động rất lớn đến hoạt động của mỗi người. Lý do là bởi khớp gối nằm ở vị trí quan trọng là dưới xương đùi, trên xương chày, mặt sau của xương bánh chè và được che bởi một lớp sụn. Khi chúng ta hoạt động, khớp sẽ trượt trên bề mặt của các sụn.
Khớp gối ở vị trí bị tác động của trọng lực lớn của cơ thể, chính vì vậy khi chúng ta hoạt động nhiều, khớp dễ bị thoái hóa. Với bài viết này chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về những nguyên nhân và biểu hiện của bệnh nhé.
Nguyên nhân của bệnh thoái hóa khớp gối
Tuổi tác
Nguyên nhân đầu tiên cũng là nguyên nhân phổ biến nhất của thoái hóa khớp gối đó là do tuổi tác. Khi càng lớn tuổi, khả năng tự chữa lành của sụn sẽ giảm đi nên phần lớn người lớn tuổi mắc bệnh này.
Cân nặng
Với những ai bị thừa cân, béo phì, trọng lượng cơ thể lớn sẽ dồn một lực lớn lên các khớp, đặc biệt là khớp gối. Theo các nghiên cứu thì khi bạn tăng lên 0.45Kg. Thì cũng đồng nghĩa đầu gối sẽ phải chịu một trọng lượng là 1.35-1.8kg.
Di truyền
Yếu tố di truyền bao gồm đột biến di truyền, khi còn trẻ mà bạn vẫn có khả năng bị viêm khớp. Hoặc là dị dạng bất thường phần xương bao quanh khớp gối từ đó khiến sự dễ bị thoái hóa hơn.
Giới tính
Phụ nữ có độ tuổi từ 55 tuổi trở lên sẽ có nhiều nguy cơ mắc bệnh thoái hóa khớp gối hơn là nam giới.
Chấn thương vùng gối nhiều lần
Những ai thường xuyên mang vác vật nặng trên 25Kg, hay quỳ gối, ngồi xổm. Thì sẽ có nguy cơ mắc các bệnh về khớp gối nhiều hơn người bình thường.
Vận động thể thao
Nhưng vận động viên, người tập luyện những môn thể thao như bóng đá, điền kinh, quần vợt… Khi sử dụng khớp gối nhiều sẽ có nguy cơ cao bị bệnh khớp gối. Và nguy cơ sẽ cao hơn với những người bị chấn thương.
Những biệt hiện của thoái hóa khớp gối
Với bệnh thoái hóa khớp gối sẽ được chia thành 4 giai đoạn. Mỗi giai đoạn sẽ có những biểu hiện khác nhau như dưới đây:
Giai đoạn 1
Ở giai đoạn này thì người bị bệnh sẽ không có những biểu hiện rõ ràng. Người bị bệnh sẽ không thấy đau hay khó chịu do sự mài mòn giữa các thành phần của khớp vẫn không nhiều.
Giai đoạn 2
Đây là giai đoạn bệnh đã có những chuyển biến nhất định. Khi đó nếu bệnh nhân chụp X-quang sẽ thấy có khoảng cách giữa hai khớp bị thu hẹp lại. Xương không cọ xát vào nhau và chất dịch để duy trì khớp vẫn ở mức bình thường. Tuy nhiên thì ở giai đoạn này thì người bệnh cũng có thể gặp một vài triệu chứng. Ví dụ như bị đau khớp gối khi chạy, đi bộ nhiều, cứng khớp khi không cử động hoặc là đau khi quỳ.
Giai đoạn 3
Ở giai đoạn thứ 3 còn được gọi là thoái hóa mức độ trung bình. Khi đó sụn giữa các khớp đã có những dấu hiệu bị tổn thương rõ ràng. Không gian giữa hai khớp hẹp lại, người bệnh sẽ bị đau khi chạy, đi bộ, quỳ, cúi. Sau khi ngủ dậy vào buổi sáng hoặc là ngồi lâu bạn sẽ mình bị cứng khớp. Và khớp có biểu hiện sưng khi người bệnh cử động khớp gối liên tục.
Giai đoạn 4
Đây là giai đoạn mà bệnh thoái hóa khớp đã nghiêm trọng. Trong thời kỳ này, bệnh nhân sẽ đau và khó chịu mỗi khi đi bộ. Đây là do không gian giữa hai khớp bị thu hẹp, sụn không còn nguyên vẹn, khớp bị cứng và đôi khi bị bất động. Ngoài ra thì lượng chất lỏng ở trong khớp cũng giảm đi. Khiến ma sát tăng lên trong khi chung ta hoạt động. Từ đó sẽ gây ra tình trạng đau, cứng, khớp gối.
Lời kết
Trên đây thì chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về những nguyên nhân cũng như là biểu hiện của bệnh thoái hóa khớp gối. Hy vọng sau bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh. Cũng như có thể phát hiện sớm để có giải pháp chữa trị sớm để có kết quả tốt nhất nhé.
>>>Xem thêm: Thoái hóa khớp háng: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách phòng ngừa và điều trị
Cảm ơn Quý Khách Hàng đã ghé thăm!