Hiện nay bệnh thoát vị đĩa đệm vô cùng phổ biến và nó có thể gây nên những ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe và cuộc sống của người bệnh. Tuy nhiên có khá nhiều người vẫn đang thắc mắc không biết có phục hồi được không và khi nào thì nên phẫu thuật.
Nếu như bạn đang quan tâm đến vấn đề này thì hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu kỹ hơn ở nội dung dưới đây nhé.
Nguyên nhân gây nên thoát vị đĩa đệm
Có khá nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên bệnh lý này tuy nhiên thì có 1 số nguyên nhân được cho là cơ bản nhất đó là:
– Do vận động, lao động quá sức
– Do làm việc sai tư thế trong 1 khoảng thời gian dài khiến cho đĩa đệm bị tổn thương
– Do thoái hóa khiến cho cột sống và đĩa đệm bị mất nước dần xơ cứng lại.
– Do những chấn thương và tai nạn
– Do yếu tố di truyền
– Do người bệnh mắc 1 số những bệnh lý bẩm sinh
– Khi cơ thể thừa cân béo phì cũng sẽ tạo nên gánh nặng quá lớn cho đĩa đệm khiến cho đĩa đệm bị tổn thương.
Triệu chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm
Khi người bệnh xuất hiện những triệu chứng dưới đây thì cần phải đi thăm khám ngay để được các bác sĩ tư vấn điều trị hiệu quả. Đó là:
– Thấy đau nhức chân tay: Bỗng dưng người bệnh xuất hiện những cơn đau đột ngột có thể ở phần cổ, phần vai gáy hay thắt lưng, phần chân… những cơn đau ban đầu có thể xuất hiện âm ỉ nhưng cũng có thể xuất hiện 1 cách đột ngột nhất là khi vận động mạnh và nếu như được nghỉ ngơi thì tình trạng bệnh có thể sẽ được thuyên giảm.
– Chân tay bị tê bì: Lúc này trong đĩa đệm nhân nhầy sẽ ra ngoài và nó sẽ chèn ép lên rễ dây thần kinh từ đó khiến cho chân tay dễ bị tê bì. Nó có thể lây lan lên cả vùng mông, đùi… khiến cho người bệnh cảm thấy vô cùng khó chịu.
– Người bệnh có thể bị yếu cơ khi bệnh chuyển biến nặng, nặng nhất có thể khiến người bệnh bị liệt.
Vậy thoát vị đĩa đệm có hồi phục được hay không?
Nếu như phát hiện kịp thời và điều trị đúng cách thì bệnh hoàn toàn có thể chữa khỏi được. Tuy nhiên nên nhớ là muốn điều trị dứt điểm thì phải đi từ căn nguyên của bệnh, vì thế mà người bệnh cần kiên trì và tuân thủ nghiêm ngặt đúng phác đồ điều trị của bác sĩ. Từ việc sử dụng thuốc như thế nào cho đến vận động và ăn uống sinh hoạt cho phù hợp để đảm bảo hiệu quả mang lại cao nhất.
Ngoài ra thì cần chủ động phát hiện sớm những triệu chứng của bệnh như:
– Đau
– Tê bì
– Cơ yếu
– Bí tiểu
– Bắp đùi, hậu môn… mất cảm giác
Cần đến ngay những địa chỉ uy tín để thăm khám chuyên về xương khớp để được điều trị kịp thời. Khi tiến hành thăm khám các bác sĩ sẽ kiểm tra xem vùng lưng có độ căng cứng như thế nào? Di chuyển chân tay ra sao đồng thời làm 1 số bài test về dây thần kinh để kết luận chính xác xem cơ thể người bệnh có thể đáp ứng được đến đâu.
Khi nào cần phẫu thuật thoát vị đĩa đệm
Nếu như bị thoát vị đĩa đệm mà hệ thống dây thần kinh không bị chèn ép, người bệnh không có những biểu hiện nguy hiểm thì không cần phải mổ. Nhưng nếu như nó có sự chèn ép rễ thần kinh thì cần phải làm phẫu thuật để đảm bảo chức năng cơ được phục hồi.
Hiện có 2 phương pháp điều trị đang được sử dụng nhiều nhất đó là:
– Phương thức điều trị bảo tồn: Tức là người bệnh sẽ nằm nghỉ ngơi, giảm đau hoặc làm các bài tập vật lý trị liệu
– Phương pháp phẫu thuật theo đúng sự hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ.
Thường thì người bệnh sẽ được điều trị bằng phương pháp bảo tồn tuy nhiên nếu như bệnh chuyển biến nặng thì cần phải được thực hiện phẫu thuật để ngăn chặn sự tiến triển của bệnh.
Trên đây là một số chia sẻ của chúng tôi về thoát vị đĩa đệm, từ những câu hỏi có hồi phục được không cho đến khi nào cần phẫu thuật… Hy vọng đây sẽ là những chia sẻ hữu ích giúp cho bạn bảo vệ sức khỏe của mình nhé.
>>Xem thêm: Biến chứng thoát vị đĩa đệm cột sống lưng và cách khắc phục
Cảm ơn Quý Khách Hàng đã ghé thăm!