Tìm hiểu loãng xương ở phụ nữ mãn kinh

Thực tế cho thấy rất nhiều phụ nữ khi bước vào độ tuổi mãn kinh đều bị loãng xương. Đây là căn bệnh diễn ra rất thầm lặng nhưng chúng lại có hậu quả nặng nề như gãy xương, tàn phế, mất khả năng lao động cũng như giảm tuổi thọ. Với bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu loãng xương ở phụ nữ mãn kinh.

Tìm hiểu về bệnh loãng xương

Loãng xương là bệnh lý có đặc điểm tổn thương cấu trúc vi thể của xương, tỷ lệ khoáng chất của xương giảm kết hợp với sự hư biến cấu trúc xương làm cho xương mỏng hơn, yếu hơn đến mức dễ gãy dù có những tác động rất nhẹ, thậm chí có trường hợp tự gãy xương.

Bệnh loãng xương thường gặp ở những người cao tuổi, đặc biệt những người nữ giới ở độ tuổi mãn kinh có tỷ lệ mắc bệnh cao. Lý do là bởi khi nữ giới vào giai đoạn mãn kinh sẽ có những sự thay đổi mạnh mẽ, nội tiết tố, sự thiếu hụt về nội tiết tố nữ sẽ thúc đẩy diễn biến của bệnh loãng xương. Chính vì vậy, chị em cần có các biện pháp phòng ngừa và điều trị bệnh loãng xương phù hợp để có thể bảo vệ sức khỏe của mình.

 loãng xương ở phụ nữ mãn kinh
Loãng xương ở phụ nữ mãn kinh

Nguyên nhân dẫn đến loãng xương ở phụ nữ mãn kinh

Bệnh loãng xương có rất nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng có thể chia ra thành hai nhóm chính, đó là: nguyên nhân không kiểm soát và nguyên nhân có kiểm soát.

Nguyên nhân có kiểm soát:

  • Do di truyền: nếu như trong gia đình có một vài người đã hoặc đang mắc bệnh loãng xương thì những người còn lại có nguy cơ cao bị bệnh loãng xương.
  • Giới tính: bệnh loãng xương ở nữ giới luôn cao hơn so với nam giới
  • Sắc tộc: Những người da vàng, da trắng sẽ có nguy cơ mắc bệnh loãng xương cao hơn so với người da đen

Nguyên nhân không thể kiểm soát: nguyên nhân này thường đến từ một số bệnh ảnh hưởng tới rối loạn chuyển hoá các chất khoáng của xương như:

  • Từng bị gãy xương
  • Thiếu hụt hoc môn
  • Chế độ dinh dưỡng thiếu hụt các chất như canxi, các loại khoáng chất, vitamin như vitamin D, vitamin B6, vitamin B12…
  • Sử dụng nhiều protein sẽ làm giảm canxi
  • Sử dụng quá nhiều rượu, cà phê làm giảm sự hấp thụ canxi

Dấu hiệu của bệnh loãng xương

Dấu hiệu của bệnh loãng xương thường đến khám muộn và dấu hiệu đặc trưng nhất của bệnh cũng như sớm nhất chính là đau ở những vùng xương chịu trọng lực lớn của cơ thể khi đứng hoặc ngồi như:

  • Xương gót, trên xương chày của cẳng chân
  • Cột sống cổ
  • Cột sống thắt lưng

Phân loại mức độ loãng xương

 loãng xương ở phụ nữ mãn kinh
Dấu hiệu của bệnh loãng xương

Loãng xương thường được chia thành hai loại: loãng xương nguyên phát, loãng xương thứ phát.

Loãng xương nguyên phát: đây là tình trạng do quá trình lão hóa ở cốt bào gây ra tình trạng mất cân bằng giữa tủy xương và tạo xương từ đó gây ra thiếu xương. Loãng xương nguyên phát có hai loại đó là:

  • Loãng xương sau mãn kinh: khi nội tiết tố nữ giảm cùng với việc giảm lượng hóc môn tuyến giáp, tăng thải calci niệu,suy giảm hoạt động enzym. Vấn đề này thường gặp ở phụ nữ từ 50-55 tuổi. Tổn thương gây nên mất chất khoáng ở xương sống với biểu hiện là sự lún của các đốt sống và cây gãy xương.
  • Loãng xương tuổi già: đây là vấn đề liên quan đến độ tuổi và tình trạng mất cân bằng tạo xương. Tình trạng này gặp ở cả nam và nữ và độ tuổi là trên 70. Đặc điểm của nó làm mất chất khoáng của toàn bộ xương sống và sưng đặc. Và thường gặp ở tình trạng gãy xương đùi. Cơ chế gây loãng xương là do giảm hấp thụ canxi, giảm chức năng tạo cốt bào, từ đó dẫn tới cường cận giáp thứ phát.

Loãng xương thứ phát: nguyên nhân là do một số bệnh mãn tính và phải sử dụng đến thuốc điều trị như:

  • Bệnh nội tiết cường giáp, bệnh to đầu chi, bệnh tiểu đường
  • Bệnh khớp: viêm khớp dạng thấp hay bệnh lý cột sống
  • Bệnh tiêu hóa: cách dạ dày, bệnh gan mãn tính, thiếu dinh dưỡng
  • Bệnh ung thư
  • Bệnh di truyền

>>Xem thêm: Đau thần kinh tọa có tự khỏi được không? Các biện pháp giảm đau tại nhà

Lời kết

Trên đây chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu loãng xương ở phụ nữ mãn kinh. Hy vọng qua bài viết này các bạn sẽ có thêm nhiều thông tin về tình trạng loãng xương ở phụ nữ mãn kinh để từ đó bảo vệ sức khỏe của mình được tốt hơn.

Các thông tin trên website Duocphamotc.com mang mục đích tham khảo, Quý Khách Hàng vui lòng không tự ý áp dụng theo khi không có sự chỉ dẫn thêm của bác sĩ chuyên môn.
Cảm ơn Quý Khách Hàng đã ghé thăm!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

DMCA.com Protection Status