Có không ít người mắc phải bệnh gout cấp tính tuy nhiên thì không phải ai cũng hiểu hết được về bệnh lý này. Từ nguyên nhân, triệu chứng hay đối tượng nào dễ mắc bệnh?… Bởi đây là bệnh lý có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người bệnh nên cần hết sức để ý.
Vậy bạn đã biết gì về bệnh rồi, nếu như đang quan tâm đến vấn đề này thì hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu cụ thể ở nội dung dưới đây nhé.
Nguyên nhân gây nên bệnh gout cấp tính là gì?
Khi cơ thể bạn bị dư thừa axit uric thì nguy cơ cao là bạn đang mắc bệnh gout rồi nhé. Cần hết sức để ý đến tình trạng này để đảm bảo có thể kịp thời điều trị và phòng chống bệnh được một cách tốt nhất. Về nguyên nhân gây nên bệnh lý này thì có thể kể ra là:
– Nguyên nhân vô căn: Thường là do yếu tố di truyền hay do cơ địa của người bệnh. Những người mắc bệnh do nguyên nhân thứ phát này thường sẽ có quá trình tổng hợp purin nội sinh từ đó làm tăng lượng axit uric quá mức. Đa phần là nam giới ngoài 40 tuổi và thường xuyên có thói quen sinh hoạt, ăn uống không lành mạnh gây nên.
– Nguyên nhân thứ phát: Đây là nguyên nhân trực tiếp khiến cho axit uric lên cao. Có thể do người bệnh mắc một số bệnh lý như: đau xương tủy, đa hồng cầu, sử dụng thuốc để điều trị bệnh ác tính.
Nói chung nguyên nhân gây nên bệnh cũng khó có thể xác định một cách chính xác được vì thế cần hết sức để ý đến vấn đề này để đảm bảo có thể phòng ngừa được bệnh một cách tốt nhất.
Triệu chứng của bệnh bệnh gout cấp tính
Nói đến bệnh gout cấp tính thì đau nhức là tình trạng chung mà mọi người đều biết đến. Những cơn đau này có thể xuất hiện đột ngột, dữ dội nhưng cũng có khi âm ỉ. Bạn hoàn toàn có thể phát hiện ra bệnh thông qua những triệu chứng như sau:
Khớp bị đau dữ đội
Thường thì triệu chứng này sẽ xuất hiện nhiều ở phần ngón chân cái, mắt cá chân, phần đầu gối, cổ tay, khủy tay… Ngoài ra thì có thể xuất hiện ít ở ở phần háng vùng xương chậu và vai. Những cơn đau này có thể xuất hiện một cách bất ngờ và dữ dội thường thì sẽ nghiêm trọng và đau nhức nhất là từ khoảng 4 đến 12 tiếng đầu tiên. Tuy nhiên thì tình trạng bệnh sẽ giảm dần vào những khung giờ sau đó.
Tình trạng đau âm ỉ kéo dài
Khi những cơn đau dữ dội kết thúc thì người bệnh có thể sẽ phải đối mặt với những cơn đau âm ỉ trong suốt một khoảng thời gian dài. Những cơn đau đó có thể chỉ xuất hiện vài ngày nhưng cũng có thể xuất hiện đến cả tuần hoặc vài tuần.
Tần suất những lần đau phía sau sẽ đau hơn so với những lần trước nên bạn không được chủ quan mà cần phải hết sức để ý đến tình trạng này.
Viêm và tấy đỏ
Với những khu vực khớp bị ảnh hưởng do bệnh gout cấp tính thì nó sẽ trở nên sưng, mềm kèm theo đó là tình trạng nóng đỏ.
Khớp hoạt động kém
Người bị gout thường sẽ khó cử động linh hoạt được các khớp hơn những người bình thường. Chính vì thế mà bạn cần hết sức để ý đến vấn đề này. Nếu như thấy các khớp tay không còn hoạt động linh hoạt nữa thì cần phải kiểm tra ngay để đảm bảo kịp thời phát hiện ra bệnh.
Đối tượng nào dễ mắc bệnh gout cấp tính
Đây là một bệnh lý có thể xuất hiện ở mọi đối tượng. Tuy nhiên có những người có nguy cơ cao mắc bệnh hơn cả. Phải kể đến đó là:
– Với nam giới sau 40 tuổi nhất là những người thường xuyên uống nhiều rượu bia, thuốc lá, cà phê…
– Phụ nữ trong độ tuổi mãn kinh cũng dễ đối mặt với bệnh lý này
– Do gen di truyền tức là nếu người nhà bạn từng mắc bệnh thì nguy cơ bạn mắc bệnh cũng khá cao.
– Do lối sống không lành mạnh
– Những người đang sử dụng một số loại thuốc như lợi tiểu…
– Người thừa cân béo phì
– Người mắc một số bệnh lý như bệnh thận…
Trên đây là một số chia sẻ của chúng tôi về vấn đề bệnh gout cấp tính. Hy vọng đây sẽ là những thông tin hữu ích giúp cho bạn hiểu hơn về bệnh lý này nhé.
>>Xem thêm: Lưu ý loãng xương ở người tiểu đường
Cảm ơn Quý Khách Hàng đã ghé thăm!