Tìm hiểu về phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa

Viêm ruột thừa là bệnh lý về tiêu hóa mà bất kỳ ai cũng có thể mắc phải. Tuy nhiên không phải ai cũng chữa điều trị kịp thời và khỏi bệnh ngay được. 1 số người do chủ quan dẫn đến biến chứng nặng nề phải cắt bỏ vùng viêm ở ruột thừa. Trong bài viết này hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa nhé!

Phương pháp phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa là gì?

Khám phá phương pháp phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa khi bị viêm ruột thừa

Đa số người mắc viêm ruột thừa cần phẫu thuật ngay ở bụng để loại bỏ triệt để vùng bị viêm ở ruột thừa. Tuy nhiên trong 1 số trường hợp đặc biệt, bác sĩ có thể yêu cầu bạn điều trị bằng thuốc kháng sinh trước khi tiến hành phẫu thuật để ngăn ngừa nguy cơ bị nhiễm trùng.

Phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa thường áp dụng phẫu thuật hở bằng cách sử dụng dao mổ rạch da vùng bụng kéo dài từ 5-10 centimet hoặc phẫu thuật nội soi thông qua 1 hoặc nhiều lỗ nhỏ ở bụng. Khi tiến hành phẫu thuật nội soi, camera ở 1 số thiết bị sẽ được sử dụng cho việc cắt bỏ ruột thừa trong ổ bụng của người bệnh.

Ưu điểm của phẫu thuật nội soi là vết thương ít đau nhức, nhanh chóng phục hồi và ít để lại sẹo. Tuy nhiên phương pháp này không được khuyến khích cho các bệnh nhân bị bệnh tim mạch, hô hấp nặng, có tiền sử phẫu thuật ở ổ bụng trước đó,…

Điều trị viêm ruột thừa sớm để không hình thành các biến chứng đáng tiếc

Đối với những bệnh nhân có ruột thừa nằm ở vị trí bất thường thì áp dụng phương pháp điều trị nội soi cực không an toàn. Hoặc ổ bụng của người bệnh quá bẩn cũng không thể áp dụng phác đồ điều trị này. Khi đó bệnh nhân chỉ còn giải pháp chuyển sang mổ mở.

Những trường hợp phẫu thuật nội soi do viêm không có biến chứng sẽ có khả năng phục hồi sau 1-2 ngày tùy vào tình trạng sức khỏe của bệnh nhân. Những trường hợp có biến chứng nặng hơn khi tiến hành mổ nội soi thường phải nằm viện 5 ngày.

1 số biến chứng thường gặp sau khi phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa

Sau khi phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa khả năng sinh ra biến chứng rơi khoảng 4 đến 15% tỷ lệ bệnh nhân. 1 số biến chứng phổ biến nhất hiện nay là:


              Bệnh nhân có thể bị nhiễm trùng vùng bụng sau phẫu thuật
  • Nhiễm trùng ở ổ bụng hoặc vết mổ.
  • Chảy máu vết mổ hoặc ổ bụng.
  • Dịch áp xe tồn lưu hoặc dính ruột sau mổ.
  • Những biến chứng liên quan đến quá trình gây mê phục hồi sức như thuyên tắc mạch, thuyên tắc phổi,…

Tỷ lệ phát sinh biến chứng sau mổ phụ thuộc lớn vào tình trạng viêm đã kèm biến chứng hay chưa, các bệnh lý nền của bệnh nhân và phương pháp mổ. Cụ thể tỉ lệ dịch áp xe tồn lưu và dính ruột sau mổ khi mắc viêm ruột thừa sẽ có nguy cơ xuất hiện các biến chứng cao hơn trường hợp không biến chứng. 1 số lưu ý quan trọng cho bạn là tỷ lệ nhiễm trùng nội soi so với mổ mở thấp hơn.

1 số biến chứng nguy hiểm khác bệnh nhân có thể gặp: Thuyên tắc tĩnh mạch, thuyên tắc phổi, vấn đề tim mạch, khó thở,… xảy ra chủ yếu ở những người có thói quen hút thuốc, béo phì, mắc bệnh tiểu đường, suy thận, suy phổi,…

Hướng dẫn chi tiết cách tự chăm sóc sau khi mổ ruột thừa

Trong và sau quá trình điều trị viêm ruột thừa, bệnh nhân cần áp dụng chế độ chăm sóc phù hợp để rút ngắn tối đa thời gian phục hồi bệnh và giảm thiểu/phòng ngừa các biến chứng.

Lưu ý trong sinh hoạt và sử dụng thuốc

  • Trong tuần đầu tham gia phẫu thuật, người bệnh nên vận động nhẹ nhàng, tuyệt đối không tham gia vào các hoạt động gắng sức như bê vác nặng.
  • Sử dụng thuốc kháng sinh và thuốc giảm đau theo chỉ dẫn của bác sĩ. Người bệnh có thể sử dụng miếng đệm sưởi ấm để chườm lên vết mổ giúp giảm đau.
  • Với những bệnh nhân chưa bị vỡ ruột thừa có thể sinh hoạt lại bình thường sau 2-3 ngày. Nếu người bệnh bị vỡ ruột thừa thời gian có thể sinh hoạt bình thường trở lại là 2 tuần. Lưu ý mỗi ngày bạn cần rửa nhẹ nhàng vết mổ tại nhà – tránh thoa bột hay kem nên vết mổ.
  • Không tham gia các hoạt động như bơi lội, kiêng tắm bồn trong 1 tháng hoặc đợi đến khi vết mổ lành hẳn.
  • Tránh mặc những quần áo bó sát vào cơ thể vì nó có thể gây nên kích ứng vùng da quanh vết mổ. Tốt nhất sau khi mổ, người bệnh nên mặc quần áo thoáng mát.
  • Không lái xe ô tô cho đến ngày hẹn tái khám lần đầu sau mổ. 

Lưu ý về chế độ ăn uống

  • Sau khi mổ ruột thừa, thay vì ăn 2-3 bữa/ ngày, bệnh nhân cần chia bữa ăn lớn thành nhiều phần nhỏ trong ngày như từ 6-8 bữa/ngày.
  • Tham khảo ý kiến của bác sĩ để xem xét thời gian quay về chế độ ăn uống bình thường.
  • Bổ sung nhiều nước vào cơ thể, đặc biệt bạn không nên sử dụng thức uống có chứa caffeine. Tránh sử dụng thực phẩm dầu mỡ, thức ăn nhanh, thực phẩm cay nóng, chất béo,.. để phòng ngừa bệnh “táo bón” sau phẫu thuật.

Tổng kết

Hy vọng qua bài viết giúp bạn hiểu rõ hơn về phương pháp điều trị viêm ruột thừa. Tạm biệt và nhớ giữ gìn sức khỏe thật tốt bạn nhé!

>>Xem thêm: Triệu chứng bệnh tả và nguyên tắc điều trị bệnh

Các thông tin trên website Duocphamotc.com mang mục đích tham khảo, Quý Khách Hàng vui lòng không tự ý áp dụng theo khi không có sự chỉ dẫn thêm của bác sĩ chuyên môn.
Cảm ơn Quý Khách Hàng đã ghé thăm!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

DMCA.com Protection Status