Trào ngược dạ dày là căn bệnh khá phổ biến, có nguy cơ biến chứng cao nếu không phát hiện kịp thời và điều trị tích cực. Bệnh trào ngược dạ dày được chia thành nhiều cấp độ để thuận lợi cho việc chẩn đoán và điều trị căn bệnh dạ dày này một cách hiệu quả hơn. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích để có thể hiểu biết hơn về căn bệnh trào ngược dạ dày.
Trào ngược dạ dày là tình trạng bệnh như thế nào?
Trào ngược dạ dày là tình trạng mà dịch vị trào ngược từ dạ dày lên thực quản. Một số dấu hiệu trào ngược dạ dày thường gặp là ợ hơi, ợ chua, đau rát vùng thượng vị, khó nuốt, cổ rát nóng, cảm thấy có chất lỏng đắng chảy lên miệng,… Nếu dịch dạ dày chảy vào đường thở thì bệnh nhân có thể bị khàn giọng, ho, thậm chí khó thở.
Các nguyên nhân gây bệnh như: ăn một số loại thực phẩm nhất định làm các cơ thực quản dưới giãn ra gây trào ngược hoặc biến chứng của tình trạng viêm loét dạ dày cấp tính hoặc mãn tính.
Trào ngược dạ dày có những cấp độ nào?
Bệnh trào ngược dạ dày phát triển theo nhiều cấp độ khác nhau. Việc phân chia các cấp độ giúp chúng ta đánh giá cụ thể tình trạng của bệnh nhân và có phương hướng điều trị hiệu quả hơn. Vì vậy, bệnh trào ngược dạ dày được phân chia thành 5 cấp độ:
- Trào ngược dạ dày cấp độ 0
- Trào ngược dạ dày cấp độ A
- Trào ngược dạ dày cấp độ B
- Trào ngược dạ dày cấp độ C
- Trào ngược dạ dày cấp độ D
Trào ngược dạ dày cấp độ 0
Ở cấp độ 0, acid dạ dày trào ngược với tần suất ít, chưa có tác động nhiều tới thực quản và không gây viêm loét thực quản. Bệnh nhân có thể xuất hiện các triệu chứng như ợ hơi không thường xuyên dễ gây nhầm lẫn với hiện tượng sinh lý bình thường
Trào ngược dạ dày cấp độ A
Đây là giai đoạn bệnh mới khởi phát, niêm mạc thực quản đã có dấu hiệu tổn thương nhưng ở mức độ còn nhẹ. Trào ngược dạ dày cấp độ A là cấp độ phổ biến nhất mà người bệnh phát hiện được bệnh. Có khoảng 90% bệnh nhân phát hiện ra bệnh ở giai đoạn này.
Bệnh nhân trào ngược dạ dày cấp độ A có những biểu hiện như: Nóng rát sau xương ức, nghẹn sau xương ức và ợ chua. Tuy có thể bị nghẹn nhưng việc uống nước hoặc nuốt thức ăn vẫn hoàn toàn bình thường, không đau đớn
Nếu được điều trị đúng cách, bệnh có thể cải thiện tình trạng bệnh nhanh chóng. Trong trường hợp không được phát hiện và điều trị, người bệnh sẽ có cảm giác chua miệng nhiều hơn, bị nóng rát vùng hầu họng, đi kèm triệu chứng ho, khó thở và phù nề phế quản do hít vào nhiều dịch vị trào ngược.
Trào ngược dạ dày cấp độ B
Ở cấp độ này, trào ngược dạ dày đã xuất hiện viêm nhiễm, vết trợt trên niêm mạc có chiều dài trên 5mm, có thể hội tụ gần nhau hoặc nằm rải rác trong niêm mạc dạ dày, thực quản. Bệnh nhân trong giai đoạn này có biểu hiện như đau khi nuốt. Vì tần số tiếp xúc giữa axit trào ngược và niêm mạc thực quản là vô cùng lớn, thường xuyên nên các vết trợt bị loét gây đau rát, khó nuốt, tạo cảm giác vướng và nghẹn khi ăn.
Cảm giác khó nuốt của bệnh nhân sẽ tăng dần lên vì niêm mạc thực quản bị phù nề và khi lành sẽ để lại sẹo, gây chít hẹp thực quản, làm tăng cảm giác khó nuốt, kể cả với thức ăn mềm, gây đau rát cổ. Ngoài ra, người bệnh còn bị đau âm ỉ trong bụng (vùng phía trên rốn), cơn đau xuất hiện cả khi chúng ta thấy đói và khi no.
Trào ngược dạ dày cấp độ C
Ở cấp độ C, trào ngược dạ dày gây Barrett thực quản.Đây là tình trạng màu sắc và thành phần các tế bào ở vùng thấp của thực quản bị thay đổi do tiếp xúc lặp đi lặp lại với axit dạ dày trào ngược. Các vết trợt trên niêm mạc dạ dày và trên thực quản tập trung thành các vết loét to hơn. Người bệnh bị Barrett thực quản thường có biểu hiện ợ nóng, khó nuốt, nóng rát bụng, buồn nôn, nôn ra máu, đau tức ngực, đi ngoài phân đen,… Tình trạng này thường xảy ra đối với những người lớn tuổi nhưng có thể gặp ở mọi lứa tuổi và nam giới có phần trăm nguy cơ bị Barrett thực quản cao hơn so với nữ giới.
Trào ngược dạ dày cấp độ D
Đây được cho là cấp độ nguy hiểm nhất của bệnh trào ngược dạ dày. Ở cấp độ này, Barrett thực quản chuyển sinh thành tập hợp các vết sẹo và vết loét sâu với mức độ tổn thương rộng. Bệnh nhân có hiện tượng ợ nóng, ợ chua, buồn nôn,… thường xuyên mệt mỏi, uể oải. Ở giai đoạn này, nguy cơ bị ung thư là rất cao và cần nhanh chóng làm các xét nghiệm mô tế bào để có kết luận chính xác.
Căn bệnh trào ngược dạ dày có nguy hiểm không?
Bệnh trào ngược dạ dày nếu không được điều trị kịp thời và dứt điểm tận gốc thì có thể sẽ sinh ra các biến chứng nghiêm trọng như:
- Viêm đường hô hấp: Axit trào ngược lên thực quản thường xuyên sẽ mòn thực quản, hầu họng, gây ra các bệnh lý về đường hô hấp trên như ho, rát họng, viêm họng, viêm amidan
- Loét thực quản: lượng acid ở dạ dày khi trào ngược lên trên sẽ ăn mòn mô thực quản, gây ra tình trạng nhiễm trùng và lâu dần sẽ hình thành các vết loét và chảy máu khiến người bệnh đau đớn, khó chịu.
- Hẹp thực quản: khi acid ăn mòn các mô thực quản sẽ tạo ra các vết sẹo và làm hẹp thành thực quản khiến bệnh nhân gặp khó khăn khi nuốt, họng đau rát
- Ung thư thực quản: đây là vấn đề nguy hiểm nhất của trào ngược dạ dày do acid làm thay đổi vị trí mô lót thực quản, sinh ra các mô dị sản ác tính, tăng nguy cơ ung thư thực quản. Lâu dài, các mô dị sản có thể di căn sang gan, phổi dẫn đến nguy hiểm tính mạng.
>>Xem thêm: Đau thượng vị dạ dày nên ăn gì? kiêng gì?
Kết luận
Như thế, bệnh trào ngược là căn bệnh dạ dày phổ biến và vô cùng nguy hiểm. Đặc biệt là khi không kiểm soát kịp thời bệnh sẽ sinh ra các biến chứng rất nguy hiểm như vừa kể ở trên. Vì vậy, mọi người hãy chú ý theo dõi sức khỏe thường xuyên, định kỳ. Khi phát hiện các triệu chứng trào ngược thì nên nhanh chóng đến các cơ sở y tế uy tín để có biện pháp chữa trị kịp thời.
Cảm ơn Quý Khách Hàng đã ghé thăm!