Ung thư cổ tử cung là căn bệnh ung thư phổ biến nhất ở phụ nữ ngày nay. Hiện nay, y học đã có vaccine để ngăn ngừa căn bệnh này. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa đưa ra được quyết định tiêm vaccine. Nếu vậy, bạn hãy đọc ngay bài viết này để hiểu đúng về căn bệnh ung thư cổ tử cung và đưa ra quyết định thông minh cho bản thân mình nhé.
Ung thư cổ tử cung là gì?
Cổ tử cung là bộ phận kết nối giữa âm đạo và thân tử cung. Cổ tử cung thường được bao phủ bởi một lớp mô mỏng – được tạo nên từ các tế bào. Khi ung thư các tế bào này phát triển một cách không kiểm soát và xâm lấn xung quanh. Các khối u sau khi hình thành có thể sẽ di căn sang các bộ phận khác.
Nguyên nhân nào dẫn đến ung thư cổ tử cung
Đa số các ca ung thư cổ tử cung hiện nay đều là do nhiễm trùng HPV (Papillomavirus). HPV có hơn 200 loại virus khác nhau, trong đó có nhiều loại HPV có nguy cơ cao gây các bệnh như: ung thư hậu môn, ung thư âm đạo và dương vật, ung thư cổ tử cung,… đặc biệt HPV16 và HPV18.
Ngoài ra, những yếu tố sau đây sẽ làm tăng khả năng mắc ung thư cổ tử cung:
- Phụ nữ hút thuốc lá sẽ có khả năng mắc ung thư cổ tử cung cao gấp đôi người bình thường.
- Sinh đẻ quá nhiều lần, thường là từ 5 lần trở lên.
- Sinh con khi dưới 17 tuổi.
- Vệ sinh bộ phận sinh dục không cẩn thận.
- Uống thuốc tránh thai trong thời gian quá lâu (trên 5 năm).
- Cơ thể bị suy giảm miễn dịch thì tỷ lệ nhiễm trùng HPV sẽ càng cao.
Làm sao để nhận biết ung thư cổ tử cung
Ung thư cổ tử cung thường không có biểu hiện rõ trong những năm đầu, mà nó sẽ diễn ra một cách âm thầm. Trong thời gian bị nhiễm HPV, thì môi trường âm đạo sẽ bị thay đổi và xuất hiện các triệu chứng như:
- Chu kỳ kinh nguyệt diễn ra dài hơn so với bình thường.
- Chảy máu và đau khi quan hệ.
- Chảy máu sau mãn kinh.
- Đau vùng xương chậu.
- Đi tiểu nhiều lần và có cảm giác đau khi tiểu.
Ngoài ra, nếu bạn mắc các bệnh phụ khoa như: viêm lộ tuyến cổ tử cung hay loạn sản mà không điều trị kịp thời, kéo dài sẽ dễ dẫn đến ung thư cổ tử cung.
Các đối tượng nào dễ mắc ung thư cổ tử cung
Từ những nguyên nhân phổ biến dẫn đến ung thư cổ tử cung, có thể thấy những đối tượng dễ mắc nhất là:
- Phụ nữ có nhiều bạn tình.
- Quan hệ tình dục khi ở tuổi vị thành niên, thường là dưới 18 tuổi.
- Có thói quen hút thuốc.
- Có tiền sử mắc các bệnh lý phụ khoa như: loạn sản, chlamydia,…
- Người có hệ thống miễn dịch suy yếu.
- Mẹ sử dụng thuốc DES – thuốc nội tiết tố ngăn ngừa sảy thai, con sinh ra có nguy cơ cao bị nhiễm HPV.
Làm sao để phòng tránh ung thư cổ tử cung
Hiện nay, để phòng tránh ung thư cổ tử cung thì biện pháp hiệu quả nhất chính là tiêm vaccine phòng ngừa. Vaccine hiện nay được đánh giá là rất hiệu quả trong việc chống lại các tác nhân gây ung thư. Độ tuổi an toàn và hiệu quả nhất để tiêm vaccine là từ 9 đến 26 tuổi.
Các biện pháp điều trị ung thư cổ tử cung
Để điều trị ung thư cổ tử cung, bạn sẽ phải trải qua các cuộc xét nghiệm như: PAP, HPV,… để sàng lọc ung thư. Khi bạn có kết quả xét nghiệm cho thấy bất thường. bác sĩ sẽ cho bạn thực hiện các cuộc xét nghiệm chuyên sâu hơn.
Khi đã xác định là ung thư cổ tử cung, bác sĩ sẽ xem xét kích thước của khối u và mức độ nghiệm trọng lây lan của bệnh. Để xác định được các yếu tố này, bạn cần trải qua các cuộc xét nghiệm như:
- Khám phụ khoa để kiểm tra cổ tử cung và các bộ phận gần đó.
- Nội soi bàng quang và niệu đạo.
- Nội soi toàn bộ đại tràng.
Đa số có bệnh ung thư sẽ có 4 giai đoạn. Riêng ung thư cổ tử cung có giai đoạn 0. Đây là giai đoạn mà các tế bào ung thư chỉ hiện ở lớp vỏ bên ngoài của cổ tử cung mà không ăn sâu vào tế bào mô và lan rộng ra các bộ phận khác. Từ các giai đoạn sau trở đi là lúc mà tế bào ung thư đã bắt đầu xâm lấn.
Để điều trị ung thư cổ tử cung, bạn cần thực hiện ca phẫu thuật cắt bỏ tử cung, kết hợp với hóa trị, xạ trị. Tùy vào tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra các giải pháp khác nhau.
Hy vọng, với chia sẻ trên bạn sẽ có được cho mình quyết định thông minh cho sức khỏe nhé. Khi bạn đã được tiêm vaccine phòng ngừa, thì vẫn nên duy trì lối sống lành mạnh để đảm bảo cho sức khỏe của mình nhé.
>>>Xem thêm:
Cảm ơn Quý Khách Hàng đã ghé thăm!