Uốn ván là gì? Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết nhiễm uốn ván.Vi khuẩn uốn ván xuất hiện ở khắp mọi nơi. Nhất là ở những vùng làm nông nghiệp, nơi con người phải tiếp xúc với chất thải của súc vật nhưng không tiêm phòng đầy đủ thì nguy cơ bị uốn ván nhiều hơn. Có rất nhiều trường hợp bị uốn ván và nguy kịch chỉ từ các vết thương nhỏ như gà mổ, lợn cắn, gai đâm… Và hầu hết các trường hợp này đều chủ quan với vết thương nhỏ nên không điều trị, tiêm phòng kịp thời. Và khi đến bệnh viện thì bệnh đã trở nặng, quá trình điều trị khó khăn hơn.
Uốn ván là gì?
Bệnh uốn ván là còn có tên khoa học là Tetanus. Đây là một căn bệnh truyền nhiễm cấp tính do ngoại độc tố của vi khuẩn uốn ván gây ra. Chúng phát triển tại các vết thương trong điều kiện yếm khí. Những triệu chứng ban đầu của bệnh này đó chính là những cơn co cứng và kèm theo là đau. Bệnh sẽ tiến triển từ cơ nhai, cơ mặt, cơ gáy rồi sau đó phát triển ra toàn thân.
Nguyên nhân của bệnh uốn ván là gì?
Nguyên nhân gây nên bệnh uốn ván đó là do trầy xước và vết thương tiếp xúc với vi khuẩn uốn ván có tên khoa học là Clostridium tetani. Loại vi khuẩn này có trong đất, cát bụi, phân của trâu bò, ngựa hay gia cầm. Hoặc cũng có thể tồn tại trong dụng cụ phẫu thuật nhưng không được tiệt trùng. Và từ đó chúng xâm nhập vào vết thương và phát triển thành ổ nhiễm trùng gây nên bệnh uốn ván.
Những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh uốn ván cao:
- Người làm việc tại các nông trại, nông trường nuôi gia súc, gia cầm
- Người làm vườn
- Người dọn vệ sinh chuồng trại, cống rãnh
- Công nhân xây dựng
- Và còn nhiều đối tượng khác…
Đặc điểm của vi khuẩn gây bệnh uốn ván
Vi khuẩn Clostridium tetani là trực khuẩn gram dương, kỵ khí, di động có hình bầu dục, không màu. Nha bào của chúng có thể tồn tại trong môi trường nhiều năm và không bị tiêu diệt bởi nhiều loại thuốc khử khuẩn. Thậm chí chúng còn không bị tiêu diệt khi đun sôi trong 20 phút. Chúng thường tồn tại ở trong đất, phân súc vật, phân người…
Các dấu hiệu nhận biết bệnh uốn ván là gì?
Biểu hiện chính khi người bệnh bị nhiễm uốn ván là những cơn co cứng, kèm theo đau. Nó bắt đầu từ cơ nhai, cơ mặt cho đến gáy và sau cùng là toàn thân.
Với trẻ sơ sinh bị uốn ván vẫn bú mẹ và khóc bình thường trong 2 ngày sau sinh. Bệnh thường xuất hiện vào ngày thứ 3 đến ngày 28 sau sinh. Trong khoảng thời gian không bú thì trẻ sẽ bị co giật, không bú được và hầu hết các trường hợp nhiễm bệnh sẽ tử vong.
Tiến triển của bệnh uốn ván
Thời gian ủ bệnh uốn ván là từ 3-10 ngày, cũng có thể lên tới 3 tuần. Nếu thời gian ủ bệnh càng ngắn thì người mắc bệnh có nguy cơ tử vong cao. Dấu hiệu đầu tiên là người bệnh sẽ bị co cứng và đau dữ dội, bắt đầu từ hàm, sau đó tiến triển đến các bộ phận còn lại của cơ thể. Các cơ co cứng thường kéo dài vài phút và có những biểu hiện như sau:
- Việc co cứng cơ nhai cùng các cơ trên khuôn mặt khiến người bệnh có nét cười nhăn.
- Các cơn co cứng thường đến khi có các tác động hay kích thích từ bên ngoài như va chạm, tiếng ồn hay ánh sáng…
- Đối với những em bé sơ sinh bị uốn ván có biểu hiện quấy khóc, không bú, miệng chúm chím. Trẻ quấy khóc nhiều, nếu dùng tay ấn lưỡi xuống sẽ thấy có phản ứng lại, đây là dấu hiệu cứng hàm. Và sau đó thì trẻ sẽ xuất hiện các cơn co cứng người, co giật, đầu ngả ra sau… kèm theo đó là sốt và rối loạn tiêu hóa.
- Có những trường hợp khi trẻ co giật nghiêm trọng khiến trẻ gồng lên và gây gãy xương. Trẻ khi bị uốn ván thường sốt, đổ mồ hôi, khó nuôi cùng với hiện tượng huyết áp cao cùng nhịp tim đập nhanh.
Kết luận
Uốn ván là một bệnh nguy hiểm, với trẻ em nguy cơ tử vong rất cao. Chính vì vậy để phòng tránh bệnh uốn ván hiệu quả thì mỗi người nên được tiêm phòng để phòng tránh bệnh tốt hơn. Hy vọng bài viết trên đây đã giải đáp cho các bạn uốn ván là gì? Cùng với nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết uốn ván.
Xem thêm:
Cảm ơn Quý Khách Hàng đã ghé thăm!