Viêm da tiếp xúc và những điều cần biết

Môi trường ngày càng ô nhiễm kéo theo rất nhiều bệnh lý nguy hiểm. Một trong số đó là viêm da tiếp xúc. Bệnh lý này tuy không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng lại gây cảm giác khó chịu. Vậy viêm da tiếp xúc là gì? Nguyên nhân gây bệnh và cách điều trị như thế nào? Tất cả sẽ được giải đáp cụ thể trong bài viết dưới đây!

Viêm da tiếp xúc là gì?

Viêm da tiếp xúc được xem là bệnh lý phổ biến hiện nay. Hiểu đơn giản đây là tình trạng da bị dị ứng khi tiếp xúc trực tiếp với chất kích thích hoặc chất gây dị ứng. Khi bị viêm da, bạn sẽ cảm thấy ngứa ngáy và khó chịu, bệnh còn gây ảnh hưởng tiêu cực đến thẩm mỹ.

Hình ảnh viêm da tiếp xúc
Hình ảnh viêm da tiếp xúc

Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra bệnh lý này. Theo các nghiên cứu thực tế, có đến 3700 các yếu tố được cho là nguyên do gây nên bệnh. Tuy nhiên, phổ biến nhất phải kể đến như:

  • Tiếp xúc với hóa chất tẩy rửa, mỹ phẩm, kim loại, vật dụng hàng ngày, chất liệu của đồ mặc, trang sức.
  • Sự tấn công của vi khuẩn, côn trùng tồn tại ở môi trường xung quanh.
  • Thói quen ăn uống không lành mạnh, dễ gây ra phản ứng bên trong.
  • Cơ địa nhạy cảm bẩm sinh.

Nguyên nhân phổ biến, thường thấy nhất là dp hệ miễn dịch của người bị bệnh rất yếu. Vì vậy mà cơ thể không có đủ sức đề kháng để chống lại các loại vi khuẩn gây bệnh về da. Do đó bạn cần hết sức lưu ý.

Cách điều trị viêm da tiếp xúc

Thông thường, viêm da tiếp xúc sẽ khỏi sau khoảng 2 – 4 tuần không tiếp xúc với nguyên nhân gây bệnh. Thế nhưng với một số trường hợp, bệnh có thể kéo dài hơn và ảnh hưởng rất lớn đến thẩm mỹ.

Dùng thuốc bôi để điều trị bệnh lý
Dùng thuốc bôi để điều trị bệnh lý

Cũng như những căn bệnh thông thường khác, để điều trị bệnh cần phải biết nguyên nhân gây bệnh. Do đó, để chữa viêm da tiếp xúc, trước tiên bác sĩ chuyên khoa sẽ tìm ra nguyên nhân gây dị ứng.

Với những trường hợp mắc bệnh thể nhẹ, bạn chỉ cần tắm bằng bột yến mạch hoặc dưỡng da nhẹ nhàng bằng kem calamine. Những mẹo nhỏ này có thể giúp làm giảm triệu chứng hiệu quả.

Với những người bị viêm da mức độ trung bình, bạn có thể sử dụng corticosteroid bôi ngoài da. Tuy nhiên, kem và mỡ steroid được bán sẵn trên thị trường mang đến hiệu quả khác nhau và phụ thuộc khá nhiều với cơ địa của người bệnh. Đặc biệt, với những loại thuốc liều mạnh sẽ cần sự cho phép của bác sĩ.

Trường hợp bị viêm da tiếp xúc nặng, người bệnh có thể sử dụng corticoid dạng uống trong thời gian ngắn. Mục đích chính là để kiểm soát triệu chứng và ngăn không để bệnh tiến triển nặng hơn.

Lưu ý, trong quá trình điều trị viêm da tiếp xúc nên tránh sử dụng thuốc bôi ngoài da kháng histamin. Nếu bị ngứa ngáy quá nhiều, bác sĩ có thể chỉ định uống một đợt thuốc kháng histamin.

Biện pháp phòng tránh bệnh hiệu quả

Tuy viêm da tiếp xúc không nguy hiểm đến tính mạng nhưng cũng gây ra nhiều khó chịu và tổn thương cho da. Vì vậy, điều bạn cần làm là chủ động phòng ngừa với những lưu ý như sau:

Vệ sinh sạch sẽ là một cách tốt để phòng bệnh
Vệ sinh sạch sẽ là một cách tốt để phòng bệnh
  • Vệ sinh nhà cửa, phòng ốc sạch sẽ thường xuyên.
  • Ưu tiên sử dụng các thiết bị diệt khuẩn hay các dung dịch diệt khuẩn để mang đến một môi trường sống sạch sẽ và hạn chế tối đa các mầm bệnh nguy hiểm.
  • Khi tiếp xúc với các chất tẩy rửa hay hóa chất khác cần mang bao tay hay các dụng cụ bảo hộ.
  • Hạn chế tối đa sử dụng các chất, vật dụng, thiết bị mà trước đây đã gây ra hiện tượng viêm da.
  • Thường xuyên rắm rửa, vệ sinh cá nhân hàng ngày để loại bỏ và bảo vệ cơ thể trước các tác nhân gây bệnh.
  • Lưu ý rửa tay với dung dịch xà phòng có tính diệt khuẩn sau khi tiếp xúc với các nơi ô nhiễm, bụi bẩn hay động vật.
  • Kết hợp sữa dưỡng ẩm và các sản phẩm chăm sóc da chuyên sâu nhằm nâng cao sự khỏe khoắn cho làn da.
  • Xây dựng một chế độ ăn uống hợp vệ sinh, đầy đủ chất nhằm nâng cao hệ miễn dịch của cơ thể.

Trên đây là tất cả những thông tin hữu ích về bệnh viêm da tiếp xúc. Hy vọng những chia sẻ trên mang lại nhiều kiến thức hơn nữa cho bạn đọc về một bệnh liên quan đến da liễu, từ đó có được biện pháp phòng ngừa không mắc bệnh, cũng như có được cách điều trị phù hợp. Chúc bạn sức khỏe!

>>Xem thêm: Nổi mề đay: Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết

Các thông tin trên website Duocphamotc.com mang mục đích tham khảo, Quý Khách Hàng vui lòng không tự ý áp dụng theo khi không có sự chỉ dẫn thêm của bác sĩ chuyên môn.
Cảm ơn Quý Khách Hàng đã ghé thăm!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

DMCA.com Protection Status