Thanh quản là bộ phận đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong giao tiếp hàng ngày của mỗi người. Viêm thanh quản là bệnh lý ảnh hưởng tới giọng nói, thậm chí, có thể gây khàn, mất tiếng. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về những nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh lý này một cách hiệu quả qua bài viết sau nhé.
Tìm hiểu khái quát về bệnh viêm thanh quản
Thanh quản là một bộ phận liên quan tới quá trình thở, phát âm, ngoài ra, thanh quản còn ngăn thức ăn xâm nhập vào khí quản. Người ta thường ví thanh quản giống như “hộp thoại”, giúp điều chỉnh giọng nói và các trạng thái trong giao tiếp: thì thầm, la hét, giọng nói to hay bé,…
Thanh quản bao gồm các dây thanh tạo ra âm thanh nhờ sự chuyển động và rung của chúng. Bệnh viêm thanh quản là tình trạng viêm của các dây thanh âm. Bệnh này thường xảy ra nhiều mỗi khi thay đổi thời tiết, vào mùa đông, hoặc sau khi bị cảm cúm…
Bệnh viêm thanh quản có thể gặp phải ở tất cả các lứa tuổi khác nhau. Thông thường, trẻ em, đặc biệt là trẻ em dưới 6 tuổi thường bị viêm thanh quản cấp tính. Tình trạng viêm thanh quản mãn tính thường xảy ra ở người lớn, ít khi xuất hiện ở trẻ nhỏ.
Những nguyên nhân chính gây bệnh viêm thanh quản
Tùy theo từng tình trạng bệnh, có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra viêm thanh quản. Với bệnh viêm thanh quản cấp tính, chúng được gây ra bởi một số nguyên nhân như sau:
- Do bị nhiễm virus.
- Do tình trạng nói to, nói nhiều, nói quá lâu, hoặc do la hét liên tục.
- Ngoài ra, bệnh lý này còn có thể gây ra bởi nhiễm khuẩn bạch cầu.
Bệnh viêm thanh quản mãn tính (bệnh kéo dài trên 3 tuần), được gây ra bởi những nguyên nhân sau:
- Bị viêm xoang mãn tính hoặc bị ho trong thời gian dài.
- Bị nhiễm khuẩn, nhiễm nấm hoặc ký sinh trùng gây viêm thanh quản.
- Do hít phải khói thuốc, khói hóa chất, hoặc lạm dụng rượu bia.
- Viêm thanh quản mãn tính do hội chứng trào ngược dạ dày.
Ngoài ra, còn nhiều nguyên nhân khác dẫn tới tình trạng bệnh viêm thanh quản như: do thay đổi thời tiết, thay đổi tình trạng dây thanh vì tuổi cao, tiếp xúc thường xuyên với những hóa chất hoặc hút thuốc thụ động, bị bội nhiễm nấm…
Một số biểu hiện và triệu chứng thường gặp của bệnh viêm thanh quản
Bệnh viêm thanh quản bao gồm nhiều triệu chứng và biểu hiện. Tùy theo từng tình trạng bệnh, từng đối tượng người lớn hay trẻ nhỏ, bệnh sẽ có những dấu hiệu khác nhau.
- Bị mất tiếng, khó nói, mất giọng: Khi bị viêm thanh quản, các dây thanh âm không khép kín, lượng khí đi ra từ phổi có thể lớn gấp 3 lần bình thường. Vì thế, việc nói chuyện khó khăn hơn, có thể dẫn tới mất tiếng, mất giọng.
- Khô, ngứa, rát cổ họng: Đây là triệu chứng thường gặp đặc biệt là vào buổi sáng, khi bị viêm mãn tính.
Với người lớn, bệnh viêm thanh quản còn kèm theo một số biểu hiện khác như: bị ho dai dẳng, sốt nhẹ, hắng giọng thường xuyên, hoặc cảm thấy vướng họng, khó nuốt khi ăn uống. Với trẻ em, bệnh có thể gây ra các triệu chứng: khó thở, trẻ tiết nhiều nước bọt, giọng nói giống như bị bóp nghẹt, thở khò khè,…
Những biện pháp điều trị bệnh viêm thanh quản nhanh chóng và hiệu quả
Có khá nhiều phương pháp khác nhau để điều trị bệnh viêm thanh quản. Một số phương pháp an toàn và hiệu quả nhất được nêu dưới đây.
Trị viêm thanh quản bằng thuốc tây theo đơn của bác sĩ
Đi khám và uống thuốc theo đơn là phương pháp điều trị an toàn nhất. Khi đi khám bác sĩ, bạn sẽ được chẩn đoán và đưa ra phương pháp điều trị đúng bệnh, đúng theo tình trạng của mỗi người. Một số loại thuốc được dùng theo đơn của bác sĩ bao gồm: thuốc kháng sinh, thuốc kháng viêm, thuốc ngậm,…
Những loại thuốc tây sẽ giúp kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn và làm dịu cổ họng, giảm cảm giác đau. Tuy nhiên, bạn không nên tự ý sử dụng thuốc khi chưa được sự đồng ý của bác sĩ.
Các biện pháp, loại thuốc dân gian để chữa trị
Dân gian có những biện pháp điều trị bệnh rất hiệu quả và an toàn từ những nguyên thiên nhiên có sẵn ngay tại nhà. Các bạn có thể điều trị viêm thanh quản bằng cách sử dụng chanh tươi, nghệ, hấp với đường phèn và ngậm liên tục nhiều ngày.
Ngoài ra, còn một số nguyên liệu tự nhiên khác cũng được sử dụng để trị bệnh viêm thanh quản như: húng chanh, mật ong, tía tô, gừng, bạc hà,… Các cách chữa trị này thường có hiệu quả với bệnh viêm cấp tính.
Phòng bệnh nhờ thay đổi những thói quen trong sinh hoạt
Bạn cần lưu ý một số điều sau để có thể điều trị bệnh nhanh chóng và phòng tránh tình trạng viêm thanh quản:
- Không nên nói to, la hét, nói nhiều trong thời gian dài. Điều này sẽ giúp dây thanh quản có thể tránh những tổn thương và phục hồi sớm hơn.
- Không nên sử dụng bia rượu, thuốc lá, tránh những môi trường khói bụi, ô nhiễm,…
- Chú ý giữ ấm và vệ sinh vùng họng, đặc biệt là khi thay đổi thời tiết.
Xem thêm:
Kết luận
Viêm thanh quản gây ra nhiều khó khăn trong giao tiếp hàng ngày đối với người bệnh. Mong rằng những thông tin về nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị trong bài viết này sẽ giúp bạn hiểu hơn về bệnh lý viêm thanh quản.
Cảm ơn Quý Khách Hàng đã ghé thăm!