Chỉ số đường huyết là một trong những chỉ số sức khỏe mà bạn nên quan tâm nhất, đặc biệt là đối với độ tuổi trung niên trở lên. Nhưng bạn đã hiểu đúng về chỉ số này chưa? Liệu chỉ số đường huyết người bình thường là bao nhiêu? Và bao nhiêu thì là dấu hiệu của bạn tiểu đường? Cùng tìm hiểu ngay nhé.
Chỉ số đường huyết là gì?
Để hiểu về chỉ số đường huyết, đầu tiên ta phải hiểu về tầm quan trọng của đường(hay còn gọi là glucose máu) đối với cơ thể chúng ta. Đường là nguồn năng lượng cần thiết. Nó nuôi dưỡng và phát triển hệ thần kinh và tổ chức não bộ của chúng ta.
Và vì tầm quan trọng đó, mà chúng ta có khái niệm tiếp theo là chỉ số đường huyết , hay còn gọi là Glycemic Index (GI). Chỉ số này để chỉ số nồng độ glucose có trong máu, chỉ số này được đo bằng đơn vị mmol/l hoặc mg/dl. Nồng độ glucose có trong máu có thể thay đổi theo từng ngày hoặc thậm chí là từng phút. Nồng độ này phụ thuộc rất nhiều vào chế độ ăn uống hằng ngày của bạn. Nếu lượng đường trong máu thường xuyên cao hơn mức bình thường sẽ dẫn đến bệnh tiểu đường. Nếu nặng hơn có thể dẫn đến biến chứng một số cơ quan như: thận mạch máu,…
Chỉ số đường huyết có 4 loại:
- Đường huyết bất kỳ.
- Đường huyết lúc đói.
- Đường huyết sau ăn 1h và sau ăn 2h.
- Đường huyết với chỉ số HbA1C.
Chỉ số đường huyết như thế nào được xem là bình thường?
Chỉ số đường huyết của người bình thường được đánh giá sau:
Đường huyết lúc đói
Đây là đường huyết được đo vào lúc nhịn ăn mỗi buổi sáng, tốt nhất là sau 8h sáng trở lên. Trước khi đo, bạn không ăn bất kỳ thức ăn hoặc loại thức uống thực phẩm nào.
Chỉ số đường huyết lúc đói của người bình thường trong khoảng: 70 mg/dL (3,9 mmol/L) – 92 m/dL (5.0 mmol/L).
Đường huyết sau khi ăn
Đường huyết này thường được đo từ 1 giờ – 2 giờ sau khi ăn. Người bình thường sẽ có chỉ số đường huyết sau khi ăn < 140mg/dL (7,8 mmol/L).
Đường huyết trước khi ngủ
Trước khi đi ngủ, nếu chỉ số đường huyết của bạn nằm trong khoảng 110-150 mg/dL (tương đương 6,0-8,3 mmol/l),
Đường huyết khi xét nghiệm HbA1c
HbA1c là viết tắt của Hemoglobin A1c, đây là xét nghie5m dùng để chẩn đoán bệnh tiểu đường. Nếu HbA1c dưới 48 mmol/mol (6,5%).
Nếu đường huyết dưới 70 mg/dL (3,9 mmol/L) là dấu hiệu của người bị hạ đường huyết. Nếu tụt đường huyết quá nhiều, người này có thể lâm vào tình trạng hôn mê, tổn thương não. Khi gặp người tụt đường huyết cần cấp cứu kịp thời.
Chỉ số đường huyết như thế nào là người mắc bệnh tiểu đường?
Những người mắc bệnh tiểu đưởng sẽ có chỉ số đường huyết như sau:
- Đối với chỉ số đường huyết lúc đói: người bị tiểu đường sẽ có chỉ số từ 126 mg/dl (7 mmol/l) trở lên. Các chỉ số đường huyết bạn nên đo 2 lần liên tiếp để có kết quả chính xác hơn. Nếu kết quả đo lần sau mà chỉ số dưới 110 mg/dl (6,1 mmol/l).
- Đối với chỉ số đường huyết lúc đói: nếu chỉ số của bạn nằm trong khoảng 110-126 mg/dl (6,1-7 mmol/l) là dấu hiệu của tiền tiểu đường. Bạn nên đến gặp bác sĩ để các liệu trình điều trị kịp thời nhé.
Làm sao để duy trì chỉ số đường huyết người bình thường ổn định?
Như đã đề cập ở trên, chế độ ăn uống hằng ngày ảnh hưởng rất nhiều đến chỉ số đường huyết của bạn. Vì vậy, để duy trì chỉ số đường huyết cần có một chế độ ăn uống lành mạnh. Tham khảo ngay những bí quyết sau để đường huyết luôn ổn định nhé:
Ăn nhiều trái cây
Những thực phẩm có hai màu này thường sẽ chứa nhiều anthocyanins. Điển hình là các quả: nho, dâu và các quả mọng nước sẽ giúp bạn kiểm soát lượng đường rất tốt.
Theo dõi đường huyết hằng ngày, trước và sau bữa ăn, kế cả trước khi ngủ.
Ăn uống hợp lý, cân đối các thành phần
Tỷ lệ thành phần dinh dưỡng được các chuyên gia khuyến khích trong một ngày là: 50%-60% glucid, 15%-20% protid, 20%-30% lipid trong tổng os61 calo trong một ngày.
Ngoài ra, bạn nên kết hợp lành mạnh các chất protein, tinh bột và chất béo cùng các loại trái cây và các loại hạt. Điều này sẽ giúp bạn ổn định đường huyết trong suốt một ngày.
Trong các bữa ăn, quan trọng nhất vẫn là bữa sáng, đây là bữa ăn giúp bạn ổn định đường huyết trong suốt 1 ngày dài.
Uống sữa
Các protein và enzyme trong sữa sẽ giúp làm chậm quá trình chuyển hóa đường trong thức ăn thành đường máu. Nhờ vậy mà hạn chế tình trạng kháng insulin. Nếu đều đặn uống sữa mỗi ngày, cơ thể bạn sẽ giảm tình trạng kháng insulin tới 20%.
Tập thể dục, thể thao
Để có một sức khỏe tốt thì bắt buộc bạn phải hoạt động mỗi ngày. Bên tập tối thiểu 5 ngày/tuần và 30 phút/ngày. Tập thể dục mỗi ngày sẽ giúp các tế bào nhạy cảm hơn với insulin và ngăn ngừa bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, trước khi tập cần kiểm tra chỉ số đường huyết, huyết áp cùng tình trạng tim mạch nhé.
Với những chia sẻ ngắn gọn trọn trên, chắc hẳn bạn đã có thêm nhiều kiến thức về chỉ số đường huyết rồi đúng không nào? Hiện nay, biểu tiểu đường đang có xu hướng trẻ hóa. Thế nên, hãy luôn theo dõi tình trạng sức khỏe của mình để phát hiện và điều trị kịp thời nếu mắc bệnh nhé.
>Xem thêm: Chế độ ăn của người bị tiểu đường
Quý bạn tham khảo thêm sản phẩm hỗ trợ giảm đường huyết Hypoly
https://duocphamotc.com/vien-sui-hypoly/
Cảm ơn Quý Khách Hàng đã ghé thăm!