Loãng xương ở người cao tuổi

Tình trạng loãng xương ở người cao tuổi ngày càng xuất hiện nhiều, bởi quá trình lão hóa tự nhiên nên người càng nhiều tuổi thì càng dễ mắc bệnh hơn. Khi bị loãng xương nó sẽ gây nên những cơn đau nhức khó chịu, khả năng vận động bị giảm sút đồng thời cũng sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh hoạt của người bệnh.

Riêng với người cao tuổi chúng ta càng cần phải để ý kỹ vì lúc này các bộ phận trong cơ thể đã dần bị suy yếu. Vậy bệnh lý này có đặc điểm gì? Nguyên nhân và biểu hiện của nó ra sao? Hãy cùng đi tìm hiểu nhé.

Nguyên nhân của loãng xương ở người cao tuổi

Chính quá trình lão hóa tự nhiên của con người đã trở thành nguyên nhân chính gây lên bệnh lý này. Ngoài ra thì còn có những tác nhân khác nữa, đó là:

Loãng xương ở người cao tuổi
Tiểu đường cũng là nguyên nhân gây loãng xương tuổi già
  • Do nội tiết tố trong cơ thể: Khi mắc các bệnh liên quan đến tuyến giáp hay cường tuyến vỏ thượng thận, tiểu đường… thì người bệnh có nguy cơ cao bị loãng xương.
  • Khi mắc bệnh nặng về thận nó sẽ đào thải nhiều canxi ra ngoài, điều này đã khiến cho cơ thể mất đi 1 lượng canxi lớn xương không còn được cung cấp đầy đủ nữa.
  • Sử dụng một số loại thuốc tiểu đường, chống động kinh hay thuốc kháng viêm… trong một khoảng thời gian dài cũng dễ dẫn đến loãng xương.
  • Với người cao tuổi thì quá trình hấp thụ canxi cũng dần kém đi nên xương không còn chắc khỏe nữa.
  • Bị bệnh xương khớp hay viêm khớp
  • ít vận động, do chế độ dinh dưỡng hoặc do chấn thương.

Làm thế nào để nhận biết được loãng xương ở người cao tuổi?

Khi xương bị thưa, khối lượng xương giảm và xương xốp hơn thì đây chính là tình trạng loãng xương. Triệu chứng phổ biến nhất của bệnh lý này chính là lún cột sống và gãy xương. Ngoài ra thì với người cao tuổi sẽ gặp phải những dấu hiệu chung dưới đây, đó là:

Loãng xương ở người cao tuổi
Khi bị loãng xương người bệnh sẽ thường xuyên cảm thấy đau nhức
  • Xương khớp bị đau nhức khó chịu
  • Vùng cốt sống đâu nhức, có thể lây lan sang vùng thắt lưng và 2 bên mạng sườn. Những cơn đau này có thể diễn ra dữ dội hơn khi người bệnh vận động hay mang vác bất kỳ món đồ này và chỉ khi nằm nghỉ ngơi thì mới giảm thiểu sự đau nhức mà thôi.
  • Lưng bị gù bởi lúc này cột sống bị lún xuống. Đồng thời chiều cao cũng dần bị giảm sút.
  • Xuất hiện một số triệu chứng như chuột rút, mồ hôi ra nhiều, ớn lạnh…

Phòng chống loãng xương ở người cao tuổi

Để phòng chống bệnh loãng xương này thì người cao tuổi cần hết sức để ý đến nhiều vấn đề trong đó thì việc thường xuyên đo độ loãng xương hay kiểm tra mật độ xương tại những địa chỉ thăm khám uy tín. Tại nhà thì nên luyện tập thể dục thể thao mỗi ngày, nên tiếp xúc ít nhất với ánh nắng khoảng 30 phút. Có chế độ ăn uống sao cho phù hợp, đầy đủ dinh dưỡng, giảm thiểu rượu bia và thuốc lá.

Có thể nói loãng xương ở người cao tuổi là một bệnh lý không thể tránh khỏi vì đây là tình trạng thoái hóa tự nhiên. Tuy nhiên chúng ta có thể ăn uống, sinh hoạt để tình trạng này không quá nặng nề. Với những thông tin trên đây hy vọng đã giúp cho bạn có thêm kiếm thức cần thiết để bảo vệ bản thân và sức khỏe của mình nhé.

Xem thêm:

Các thông tin trên website Duocphamotc.com mang mục đích tham khảo, Quý Khách Hàng vui lòng không tự ý áp dụng theo khi không có sự chỉ dẫn thêm của bác sĩ chuyên môn.
Cảm ơn Quý Khách Hàng đã ghé thăm!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

DMCA.com Protection Status