Gù cột sống và đối tượng thường gặp – Cách chẩn đoán hiệu quả

Cột sống bị gù hiểu đơn giản là hiện tượng cong về phía trước của lưng vượt quá mức quy định. Bệnh lý này không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn tiềm ẩn nhiều mối nguy về sức khỏe. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu đến bạn về bệnh gù cột sống và đối tượng thường gặp để biết cách chẩn đoán tốt hơn.

Gù cột sống thể hiện tình trạng đường cong cột sống quá mức quy định
Gù cột sống thể hiện tình trạng đường cong cột sống quá mức quy định

Tổng quan về bệnh gù cột sống

Cột sống bình thường là khi bạn nhìn ở phía sau sẽ thấy thẳng một đường từ trên xuống. Nếu nhìn từ một bên thì có thể cong từ 20 – 45 độ ở vùng lưng trên. Vì vậy nếu cột sống bị gù tức là nhìn từ phía sau sẽ thấy người không thẳng, nhìn từ một bên sẽ thấy lưng cong từ 50 độ trở lên.

Có thể chia bệnh lý này thành 3 loại chính:

  • Gù bẩm sinh: Hiểu đơn giản đây là hiện tượng do có sự khác biệt về hình dạng của một hay nhiều đốt sống. Nguyên nhân của sự khác biệt này có thể là do di truyền hoặc đột biến gen. Trẻ sơ sinh mà đã có cột sống bị gù thì bệnh dễ tiến triển nặng hơn khi trong tương lai.
  • Gù tư thế: Đây là tình trạng gây ra bởi thói quen duy trì tư thế lưng không đúng trong thời gian dài. Loại bệnh này do yếu tố bên ngoài, vì vậy việc kết hợp các bài tập trị liệu và cải thiện tư thế lưng có thể uốn nắn dễ dàng.
  • Gù Scheuermann: Dạng bệnh này đặc biệt hơn hai loại phía trên với biểu hiện là các đốt sống có dạng hình nêm (wedge). Gù cột sống Scheuermann cứng hơn nên khó nắn chỉnh và điều trị dứt điểm. Tình trạng này xảy ra ở khoảng 0.4% dân số, tỷ lệ giữa nam và nữ ngang nhau.

Đối tượng thường gặp gù cột sống

Bệnh gù cột sống có thể xảy ra với bất cứ ai, ở mọi giới tính và lứa tuổi khác nhau. Tuy nhiên phổ biến nhất phải kể đến đó là phụ nữ lớn tuổi và thanh thiếu niên. Vậy tại sao lại có nhóm đối tượng đặc trưng này.

Theo thời gian và tuổi tác, các xương khớp bắt đầu yếu dần
Theo thời gian và tuổi tác, các xương khớp bắt đầu yếu dần

Lý do đầu tiên đó chính là gù cột sống liên quan đến tuổi tác thường do yếu ở xương sống. Hàm lượng canxi thấp khiến chúng dễ bị tác động ngoại lực ảnh hưởng, lâu ngày biến dạng không kiểm soát.

Phụ nữ khi bước vào giai đoạn tiền mãn kinh thì cơ thể suy yếu nhanh chóng. Nếu không được bổ sung canxi kịp thời, không nghỉ ngơi điều độ sẽ dễ mắc bệnh. Đây là nguyên nhân vì sao nhóm nữ giới thường có nguy cơ gù cao hơn rất nhiều so với nam giới.

Còn về thanh thiếu niên, đây được xem là lứa tuổi mà xương vẫn đang phát triển và hoàn thiện. Nếu thường xuyên duy trì tư thế ngồi, đứng không đúng chuẩn sẽ dễ để lại tật gù cột sống.

Các biện pháp chẩn đoán bệnh

Một số phương pháp chẩn đoán bệnh phổ biến có thể kể đến như:

Chẩn đoán lâm sàng

Để chẩn đoán gù cột sống, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra chiều cao. Lúc này bệnh nhân cần cúi người về phía trước từ thắt lưng để bác sĩ quan sát cột sống từ phía bên hông. Nếu bị bệnh, lưng trên cong có thể thấy rõ hơn ở vị trí này. Ngoài ra bạn cũng có thể thực hiện một bài kiểm tra về thần kinh để kiểm tra các phản xạ và sức chịu đựng của cơ.

Chẩn đoán lâm sàng là bước sơ bộ để đánh giá tình trạng bệnh
Chẩn đoán lâm sàng là bước sơ bộ để đánh giá tình trạng bệnh

Kiểm tra lâm sàng tốn không quá nhiều thời gian và công sức. Tuy nhiên kết quả nhận được chưa thực sự chính xác và vẫn có những trường hợp nhầm lẫn xảy ra. Do đó việc thăm khám tại một vài cơ sở uy tín hoặc thăm khám định kỳ là hoàn toàn cần thiết. 

Chẩn đoán bằng hình ảnh

Chẩn đoán bằng hình ảnh công nghệ cao là phương pháp mới hiện nay, cho hiệu quả chính xác. Tùy thuộc vào dấu hiệu và triệu chứng gù cột sống, bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện các phương pháp:

  • Chụp X-quang để xác định mức độ cong và có thể phát hiện dị tật của đốt sống. Bên cạnh đó cũng giúp xác định loại gù cột sống.
  • Chụp cộng hưởng từ khi bác sĩ nghi ngờ ở cột sống một khối u hoặc xuất hiện dấu hiệu nhiễm trùng.
  • Chụp cắt lớp vi tính để tạo thành hình ảnh cắt ngang của cấu trúc nội bộ.

Vậy là bài viết trên đã chia sẻ tới bạn những thông tin về bệnh gù cột sống và đối tượng thường gặp. Hy vọng với những kiến thức trên, bạn đã hiểu rõ hơn về bệnh lý này. Đừng quên “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, hãy quan tâm đến sức khỏe của mình nhiều hơn nhé!

Xem thêm:

Các thông tin trên website Duocphamotc.com mang mục đích tham khảo, Quý Khách Hàng vui lòng không tự ý áp dụng theo khi không có sự chỉ dẫn thêm của bác sĩ chuyên môn.
Cảm ơn Quý Khách Hàng đã ghé thăm!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

DMCA.com Protection Status