Bệnh tim bẩm sinh và dấu hiệu nhận biết ở trẻ em hiện nay

Bệnh tim bẩm sinh là gì? Làm thế nào để sớm nhận biết các triệu chứng của bệnh ở trẻ?… Bài viết sau đây sẽ giúp bố mẹ trang bị đầy đủ những thông tin cần thiết về bệnh tim bẩm sinh và dấu hiệu nhận biết ở trẻ ngay nhé.

Bệnh tim bẩm sinh là gì?

Bệnh tim bẩm sinh (hay dị tật tim bẩm sinh) là những dị dạng ở tim xảy ra từ khi còn trong bào thai. Do cấu trúc tim bị khiếm khuyết làm các chức năng và hoạt động của tim cũng bị ảnh hưởng dẫn đến tuần hoàn máu trong cơ thể hoạt động bất thường.

Nhóm bệnh tim bẩm sinh thường gặp ở trẻ em

Bệnh tim bẩm sinh tím

Một số dị tật thường xuất hiện ở bệnh tim bẩm tim tím bao gồm: Tứ chứng Fallot, thân chung động mạch, chuyển vị đại động mạch, thất phải hai đường ra,….

Trong đó tứ chứng Fallot là bệnh thường gặp nhất với biểu hiện điển hình như là da bị tím tái. Nguyên nhân là do máu không được cung cấp đầy đủ dưỡng khí.

Bệnh tim ở trẻ

Bệnh này có 4 dạng khiếm khuyết ở tim như là: Hẹp đường thoát thất phải, thông liên thất, động mạch chủ cưỡi ngựa lên vách liên thất, phì đại thất phải. Biểu hiện của tứ chứng Fallot xuất hiện vào khoảng từ 4 – 6 tháng sau sinh. 

Bệnh tim bẩm sinh không tím

Bệnh tim bẩm sinh không tím thường gặp hơn và mức độ nguy hiểm cũng thấp hơn so với bệnh tim bẩm sinh tím. Bao gồm thông liên thất, hẹp eo động mạch chủ, thông liên nhĩ, hẹp van động mạch chủ, phổi bẩm sinh…

Nhiều trường hợp trẻ mắc dị tật này không được phát hiện ở giai đoạn mới sinh do không xuất hiện những triệu chứng cụ thể. Nếu trẻ có các biểu hiện như: Khóc ít hơn bình thường, không đủ sức để bú sữa, chậm phát triển về thể chất, khó thở và thở nhanh thì trẻ dễ có nguy cơ bị suy tim. Một số trẻ lớn lên mới bắt đầu có các triệu chứng bệnh.

Các dấu hiệu nhận biết bệnh tim bẩm sinh ở trẻ

Các triệu chứng bệnh tim bẩm sinh xuất hiện ở trẻ sơ sinh như: Khó thở, thở co lõm, thở nhanh, bú ít và ngừng nghỉ liên tục khi bú mẹ.

Trẻ được vài tháng tuổi trở lên sẽ có biểu hiện rõ nét hơn như: Ho thường xuyên, thở khò khè, hay bị viêm phổi.

Ngoài ra, ở trẻ có thể xuất hiện các dấu hiệu như: thể chất chậm phát triển, đầu ngón chân, ngón tay chuyển màu tím khi trẻ khóc, da xanh xao,..Đi kèm một số bệnh liên quan đến đột biến nhiễm sắc thể như: bệnh Down, hở hàm ếch, sứt môi, thiếu hoặc thừa ngón chân,… Những trường hợp những dị tật về tim bẩm sinh (nếu có) này cần được theo dõi đặc biệt để điều trị sớm và kịp thời.

Đôi khi cũng có một số trẻ mắc bệnh tim nhưng không có dấu hiệu gì và chỉ tình cờ được phát hiện khi trẻ được đưa đi kiểm tra sức khỏe hay đi khám bệnh khác.

Chính vì vậy, khi thấy trẻ có những biểu hiện trên, phụ huynh nên cho trẻ đi tầm soát tình trạng tim để có thể phát hiện sớm và có hướng điều trị thích hợp theo tình trạng của trẻ. Đây là một việc hết sức quan trọng đối với sự phát triển cho tương lai mai sau của con em chúng ta nên phụ huynh tuyệt đối không nên chủ quan. 

Hiện nay khoa học kĩ thuật ngày càng phát triển, các phương pháp tầm soát bệnh ngày càng hiện đại và chính xác hơn. Do vậy những cặp vợ chồng hiện đại thường cho con mình làm tầm soát bệnh tật từ khi mới sinh ra. Điều này không chỉ giúp bạn phát hiện sớm những căn bệnh đầu đời của trẻ mà còn đem đến tỉ lệ chữa khỏi cao hơn.

Các dấu hiệu nhận biết

Điều trị bệnh tim bẩm sinh ở trẻ có phức tạp hay không?

Bệnh tim bẩm sinh là căn bệnh nguy hiểm ở trẻ thế nhưng với sự phát triển của y học hiện nay nếu được can thiệp, điều trị sớm hầu hết sẽ chữa khỏi hoàn toàn, trả lại cuộc sống khỏe mạnh cho trẻ nhỏ. 

Khi trẻ mắc bệnh nên được tiến hành phẫu thuật càng sớm càng tốt, nhất là trước 5 tuổi. Cũng có những trường hợp phải mổ ngay từ những tháng đầu sau sinh bởi nếu không được mổ, trẻ sẽ bị biến chứng viêm phổi do thừa máu hoặc suy tim vì thiếu máu, dẫn đến tử vong. Và cũng có các trường hợp bệnh tim phức tạp nên việc phẫu thuật gặp nhiều khó khăn và chỉ ổn định được theo từng giai đoạn.

Điều trị bệnh tim bẩm sinh ở trẻ
Điều trị bệnh tim bẩm sinh ở trẻ

Trẻ bị tim bẩm sinh vẫn có thể sinh hoạt, hoạt động và học tập bình thường. Tuy nhiên, phụ huynh cần có chế độ chăm sóc đặc biệt theo chỉ dẫn của bác sĩ. Như là: Giữ ấm cho trẻ khi mùa đông đến; Vệ sinh cơ thể sạch sẽ và cho trẻ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng; Không cho trẻ làm việc nặng hay chơi quá sức; Cho trẻ đi tái khám định để dễ dàng theo dõi tiến trình của bệnh, hiệu quả điều trị cũng như quá trình phục hồi sau phẫu thuật.

>>Xem thêm: Biện pháp chẩn đoán và điều trị thường được sử dụng với bệnh hẹp van tim hai lá

Kết bài: 

Trên đây là những thông tin liên quan đến bệnh tim bẩm sinh và dấu hiệu nhận biết ở trẻ.  Từ đó có thể giúp cho các bậc phụ huynh phát hiện sớm và can thiệp kịp thời và đúng cách về ngăn ngừa bệnh được tốt hơn!

Các thông tin trên website Duocphamotc.com mang mục đích tham khảo, Quý Khách Hàng vui lòng không tự ý áp dụng theo khi không có sự chỉ dẫn thêm của bác sĩ chuyên môn.
Cảm ơn Quý Khách Hàng đã ghé thăm!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

DMCA.com Protection Status