Rối loạn nhịp tim là bệnh lý phổ biến hiện nay và đang có dấu hiệu trẻ hóa. Tình trạng này về lâu dài tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng. Vì vậy, việc tìm hiểu dấu hiệu rối loạn nhịp tim là vô cùng cần thiết để ngăn bệnh chuyển biến nặng. Tất cả sẽ được giải đáp cụ thể trong bài viết dưới đây!
Dấu hiệu rối loạn nhịp tim cần lưu ý
Khi cơ thể ở trạng thái bình thường, quả tim sẽ đập chậm. Và ngược lại, khi hoạt động gắng sức, tim sẽ đập nhanh hơn để cung cấp đầy đủ oxy cho các cơ bắp. Loạn nhịp tim hiểu đơn giản là tần suất tim đập không bình thường. Các buồng tim không co bóp đồng bộ với nhau gây ra nhịp ngoại tâm thu.
Rối loạn nhịp tim nhiều khi không gây nên triệu chứng cụ thể. Trong trường hợp nhịp tim quá chậm, bạn có thể bị hoa mắt, chóng mặt hoặc choáng ngất mất đi ý thức. Khi nhịp tim quá nhanh, các triệu chứng trên xuất hiện khi mà buồng tâm thất không đủ thời gian giãn để đổ đầy máu.
Một số dấu hiệu bệnh điển hình có thể kể đến:
- Hồi hộp, đánh trống ngực: Hiểu đơn giản là cảm giác tim đập mạnh, có thể xuất hiện ngay cả khi các cơ quan đang làm việc bình thường. Dấu hiệu này được người bệnh mô tả lại như cảm giác hẫng hụt, xuất hiện khi có một nhát bóp đến sớm. Đôi khi là cảm giác tim bị ngưng vài giây hoặc như thể bị đấm vào ngực.
- Thấy tim đập nhanh hơn bình thường: Đây cũng là dấu hiệu rối loạn nhịp tim thường thấy nhất. Tim đập quá nhanh khiến người bệnh cảm thấy bồi hồi, lo lắng và bồn chồn.
- Đau ngực: Đây là một trong những dấu hiệu nhịp tim bất thường nguy hiểm của rối loạn nhịp tim, thường xuất hiện trên nền tảng các bệnh lý tim mạch khác nhau. Ví dụ như bệnh mạch vành hay hẹp van động mạch chủ khít,…
Khi nào bạn cần đến gặp bác sĩ?
Khi xuất hiện dấu hiệu rối loạn nhịp tim kể trên, bạn nên sớm đến gặp bác sĩ để đề phòng những biến chứng nguy hiểm cho sức khoẻ. Trong một số các trường hợp, bệnh lý này có thể là vô hại nhưng đa phần nó tiềm ẩn của một tình trạng bệnh lý nặng nào đó.
Vì vậy, bạn nên đến gặp bác sĩ nếu thấy những biểu hiện sau:
- Tim đập quá nhanh hoặc quá chậm, kèm theo đó là cảm giác hồi hộp, đánh trống ngực, chóng mặt hoặc ngất.
- Loạn nhịp tim kèm triệu chứng khó thở, đau ngực, thậm chí là phù chân hoặc bụng.
- Rối loạn nhịp tim xuất hiện sau khi sử dụng một loại thuốc đặc trị nào đó.
Dấu hiệu rối loạn nhịp tim – Cách chẩn đoán chính xác
Ở phần trên chỉ là những triệu chứng điển hình của rối loạn nhịp tim. Chúng không có độ chính xác tuyệt đối và đôi khi dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Vì vậy bạn nên đến bệnh viện để được bác sĩ tiến hành:
- Khám lâm sàng: Đây là phương pháp phổ biến nhất. Bác sĩ chỉ cần thực hiện vài thao tác đơn giản đã có thể định hướng được kiểu rối loạn nhịp.
- Ghi điện tâm đồ: Cách làm này cho thấy đặc điểm điện học của từng loại rối loạn. Tuy nhiên, có nhiều loại rối loạn nhịp tim phải ghi vào thời điểm chính xác mới có thể lượng giá được.
- Điện tim 24h: Đây là thiết bị phổ biến nhất hiện nay, thường được sử dụng ở các bệnh viện lớn. Máy được người bệnh đeo vào người với các điện cực gắn trên thành ngực, chúng ghi lại dữ liệu liên tục trong suốt thời gian mang máy.
- Thăm dò điện sinh lý tim: Đây là phương pháp chẩn đoán mang tính chuyên sâu. Bác sĩ sẽ sử dụng các ống thông luồn vào quả tim theo đường tĩnh mạch hoặc động mạch. Từ đó ghi lại một cách chính xác hoạt động điện học của quả tim, kích thích hệ thống dẫn truyền nhằm phát hiện các rối loạn nhịp tim.
Vậy là bài viết trên đã chia sẻ tới bạn về dấu hiệu rối loạn nhịp tim dễ nhận biết nhất. Hy vọng với những thông tin trên, bạn đã hiểu rõ hơn về bệnh lý này. Nếu thấy xuất hiện những triệu chứng trên, tuyệt đối không được chủ quan mà cần đến ngay bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
>>>Xem thêm:
Cảm ơn Quý Khách Hàng đã ghé thăm!