Không chỉ riêng huyết áp cao gây nguy hiểm và được nhiều người quan tâm mà huyết áp thấp cũng là một tình trạng thường hay gặp, cảnh báo những vấn đề về sức khỏe. Huyết áp thấp thường đi kèm với các biểu hiện như hoa mắt, chóng mặt,… Nắm bắt những biểu hiện khi tụt huyết áp và cách xử lý tạm thời tại nhà sẽ giúp bạn tránh được những nguy hiểm xảy ra.
Những biểu hiện phổ biến khi bị tụt huyết áp
Huyết áp của mỗi người luôn được cơ thể giữ ổn định theo nhiều cơ chế khác, mức huyết áp ở mức ổn định của một người sẽ dưới 120/80 mmHg. Nếu bệnh nhân có số huyết áp tâm thu thấp <90 mmHg, số huyết áp tâm trương thấp <60 mmHg thì sẽ được coi là bị tụt huyết áp.
Khi huyết áp bị giảm xuống thấp, người bệnh thường sẽ có những biểu hiện sau:
- Người bệnh cảm giác buồn nôn, hoa mắt, chóng mặt và đứng không vững.
- Người bệnh có thể bị ngất xỉu, mất ý thức hoặc mê sảng.
- Da dẻ tái nhợt và luôn cảm giác mệt mỏi.
- Nhịp tim, thở không ổn định, bất thường, nhanh và nông.
- Cảm giác đau đầu dữ dội.
- Người bệnh bị ớn lạnh, đổ nhiều mồ hôi.
- Luôn cảm thấy khát nước,…
Một số phương pháp sơ cứu tại chỗ khi huyết áp giảm đột ngột
Khi bị tụt huyết áp, việc đầu tiên là bạn nên để người bệnh nằm ở một nơi thoáng mát, đầu hơi thấp đồng thời nâng cao hai chân. Sau đó, cho người bệnh uống trà gừng, cafe, hay ăn một chút socola,… để làm tăng khối lượng máu tuần hoàn trong cơ thể. Thêm vào đó, bạn cũng có thể thực hiện kết hợp những biện pháp sơ cứu nhanh chóng như sau:
- Day huyệt thái dương
Dùng hai ngón tay mát xa nhẹ nhàng huyệt thái dương ở cuối mi mắt, tiếp đến day đi day lại mức độ mạnh dần trong khoảng 20 – 50 lần cho đến khi người bệnh cảm thấy tốt hơn.
- Day huyệt phong trì cho bệnh nhân
- Vuốt trán: Vuốt theo chiều từ giữa trán sang hai bên trong khoảng 30 lần.
Các cách xử trí tạm thời tại nhà khi bị tụt huyết áp
Để sơ cứu người bị tụt huyết áp ngoài việc nắm vững kiến thức thì bạn cũng cần có thao tác thực hiện nhanh chóng và đúng cách. Điều này nhằm tránh dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như đau thắt ngực, tai biến mạch máu não, suy thận, nhồi máu cơ tim,…
Đầu tiên, chúng ta cần phải xem xét người bệnh có tiền sử mắc tiểu đường hay không. Và nếu không có thì bạn có thể loại bỏ khả năng bệnh nhân bị hạ đường huyết và tập trung cơ cứu tụt huyết áp. Sau đây là các cách xử lý tạm thời tại nhà mà bạn có thể tham khảo:
- Người sơ cứu cần có thái độ bình tĩnh, tỉnh táo trước mọi tình huống, từ từ dìu người bệnh ngồi hoặc nằm xuống bề mặt phẳng. Tiếp đến dùng gối kê đầu và chân, lúc này chú ý nên kêu gối cao hơn so với đầu.
- Cho người bệnh uống các loại nước có tính ấm nóng như nhân sâm, trà gừng, chè đặc, café,… hoặc thức ăn mặn sẽ giúp cơ thể cảm thấy dễ chịu hơn. Tuyệt đối không sử dụng thức uống chứa cồn như rượu, bia,… Nếu ngay lúc đó không có sẵn những thực phẩm này thì bạn hãy cho bệnh nhân uống nhiều nước lọc, bởi nước lọc có thể giúp kích thích nhịp tim, tạm thời nâng chỉ số huyết áp lên.
- Hãy cho bệnh nhân ăn một chút socola để giúp bảo vệ thành mạch máu và giữ cho huyết áp được ổn định hơn.
- Bệnh nhân có thể uống thuốc nâng huyết áp, tuy nhiên thuốc phải được kê theo chỉ định của bác sĩ.
- Nếu tình trạng của người bệnh có dấu hiệu đã được cải thiện tốt, hãy đỡ bệnh nhân từ từ ngồi dậy và nhắc họ cử động chân tay trước khi ngồi dậy, tránh bị choáng.
- Nếu không thấy bệnh nhân đỡ hơn sau khi được sơ cứu, cần nhanh chóng đưa người bệnh đến bệnh viện hay trạm y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Khi nào bệnh nhân bị tụt huyết áp nên đến gặp bác sĩ?
Hầu hết, tình trạng bị tụt huyết áp thường nhẹ và không quá nguy hiểm. Thế nhưng khi bạn thường xuyên xuất hiện các biểu hiện trên thì bạn nên đến gặp y bác sĩ ngay:
Bệnh tụt huyết áp nếu không được chữa trị và kiểm soát tốt từ đầu có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và làm suy giảm một số chức năng của các bộ phận trong cơ thể. Và để chẩn đoán, các nhân viên y tế sẽ đo áp lực máu bằng thiết bị chuyên dụng. Ngoài ra, bác sĩ sẽ để xuất một số xét nghiệm nhằm tìm ra nguyên dân gây nên việc tụt huyết áp của bạn để có các biện pháp khắc phục và chữa trị kịp thời. Tránh xảy ra những hệ lụy, những nguy hiểm không đáng có về sau.
>>>Xem thêm:
Kết bài:
Trên đây là những thông tin về biểu hiện khi tụt huyết áp và cách xử lý tạm thời tại nhà mà bạn có thể áp dụng trong cuộc sống hàng ngày. Từ đó bạn có thể nắm được những biểu hiện, cũng như cách xử lý khi có người tụt huyết áp cho chính bản thân mình và người thân trong gia đình.
Cảm ơn Quý Khách Hàng đã ghé thăm!