Rối loạn gan ở trẻ là một bệnh lý không phổ biến nhưng cần phải chú ý khi mắc phải. Vậy bệnh lý này có nguy hiểm hay không và cách điều trị như thế nào là đúng cách. Bài viết này cập nhật cho bạn kiến thức về bệnh rối loạn gan và những điều liên quan
Nguyên nhân của bệnh rối loạn gan ở trẻ là gì?
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh rối loạn gan ở trẻ nhưng thường gặp nhất là do: các chức năng và cấu tạo gan chưa hoàn thiện, các rối loạn là tăng bilirubin.
Nguyên nhân gan chưa hoàn thiện
Do quá trình chuyển hoá và thanh lọc các độc tố nội sinh, ngoại sinh, các phức hợp độc tố. Điều này làm cho nồng độ các chất độc tố tăng nhanh hơn ở các trẻ em.
Nồng độ của các chất như: glutathione peroxidase và glutathione S-transferase ở trẻ em thường thấp. Đây là nguyên nhân mà gan dễ bị tổn thương oxy hóa.
Quá trình thanh lọc và chuyển hóa Bilirubin gián tiếp từ mẹ sang con sẽ gây nên vàng da sinh lý ở trẻ em.
Nguyên nhân tăng Bilirubin như thế nào?
Tăng Bilirubin nguyên nhân là do tan máu hoặc bất đồng nhóm máu hệ ABO hay Rhesus thêm vào đó là các nhóm máu nhỏ khác hoặc các bệnh lý bẩm sinh ở trẻ khi mới sinh, khiếm khuyết men hồng cầu G6PD.
Giảm tiếp nhận Bilirubin tại tế bào gan do các nguyên nhân chủ yếu là: thiếu năng tuyến giáp hoặc hormon giới tính, giảm protein máu, giảm albumin máu hoặc các protein này bị các thuốc chiếm giữ
Quá trình bài tiết Bilirubin qua màng canalicular vào ống mật có nhiều thay đổi
Hệ thống ống dẫn mật có cấu trúc bất thường như: teo ống mật ngoài gan, các ống dẫn mật trong gan hoặc nang ống dẫn mật bị ứa nước
Các triệu chứng thường gặp của bệnh lý rối loạn gan ở trẻ em là gì?
Tuỳ cơ địa mỗi người mà có các biểu hiện bệnh lý khác nay, tuy nhiên đa phần sẽ có các biểu hiện như sau:
- Trẻ em thường bị xuất hiện màu vàng ở da và mắt do ứ đọng trong máu nhiều Bilirubin
- Xuất hiện các dấu hiệu sưng ở bụng và chi dưới đây là dấu hiệu thường gặp ở bệnh gan
- Do sự tích tụ Bilirubin nên nước tiểu có màu đậm hoặc phân có màu nhạt hoặc trắng. Có đôi khi phân sẽ có máu hoặc dịch màu.
- Trẻ thường ăn không ngon hay nôn có đôi khi sẽ hôn mê và không tăng cân trong thời gian dài
Cách phòng ngừa bệnh rối loạn gan ở trẻ như thế nào?
Cách phòng ngừa tốt nhất cho trẻ không mắc bệnh rối loạn gan là tiêm phòng vacxin viêm gan B ngay khi mới sinh. Đối với những trường hợp trẻ sinh ra từ mẹ đã nhiễm virus viêm gan B thì cần phải được tiêm phòng ngay để tránh bệnh.
Trẻ em nên được dùng sữa mẹ dưới 6 tháng tuổi để phòng bệnh rối loạn bệnh gan do sự tấn công của virus
Đối với những em bé lớn cần phải bổ sung các thực phẩm có đầy đủ chất dinh dưỡng và có chế độ ăn cân bằng các chất như: đạm, tinh bột, chất béo, khoáng chất và vitamin…
Môi trường sống xung quanh phải được vệ sinh sạch sẽ thoáng mát nhằm hạn chế khả năng gây bệnh và có không gian hoạt động cho trẻ
Khi trẻ có những biểu hiện khác thường nên đưa bé đến cơ sở y tế khám để tiến hành điều trị sớm nhất nếu bị bệnh lý nguy hiểm này
Các biện pháp điều trị rối loạn gan mà các bậc phụ huynh cần lưu ý
Khi thấy các dấu hiệu bệnh và đã có kết quả chẩn đoán từ các bác sĩ thì các bậc phụ huynh cần lưu ý 2 phương pháp điều trị chính cho trẻ sơ sinh bị vàng da:
- Điều trị bằng phương pháp chiếu đèn: đây là cách rất an toàn và hiệu quả cho những trẻ bị trường hợp vàng da mà các phụ huynh nên lưu lại.
- Điều trị bằng phương pháp thay máu: đây là đối với những trường hợp trẻ em đã bị vàng da dạng nặng và phương pháp chiếu đèn đã không còn có tác dụng. Cách này giúp làm cho máy được lọc sạch Bilirubin hoặc giảm được Bilirubin ở ngoài tổ chức
Ngoài ra các bậc cha mẹ cần lưu ý chế độ ăn uống của trẻ có ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình trị liệu. Vì vậy cần phải có chế độ ăn phù hợp giúp phương pháp điều trị tăng hiệu quả. Các trẻ em gặp bệnh lý rối loạn gan thì nên tham khảo các món ăn sau đây:
- Đối với trẻ em dưới 6 tháng tuổi nhưng bị bệnh lý rối loạn gan thì cần được bú mẹ và bú nhiều hơn bình thường nhằm cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng và kháng lại bệnh tật
- Đối với trẻ em có độ tuổi lớn hơn đã biết ăn thì nên duy trì chế độ ăn đầy đủ các nhóm chất cần thiết.
Kết luận
Những thông tin trên đây đã giúp bạn có thêm nhiều kiến thức về bệnh rối loạn gan ở trẻ. Mong rằng các bậc cha mẹ sẽ có biện pháp phòng ngừa và điều trị kịp thời.
>>Xem thêm: Dấu hiệu nhận biết suy gan mà bạn cần quan tâm
Cảm ơn Quý Khách Hàng đã ghé thăm!