Ung thư phổi là bệnh lý ác tính o bắt nguồn từ những mô của phổi. Thông thường là từ các tế bào trong các đường dẫn khí lan rộng ra khu vực xung quanh. Vậy các phương pháp được sử dụng để phát hiện và điều trị ung thư phổi hiện nay là gì? Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây!
Các phương pháp chẩn đoán ung thư phổi
Ung thư phổi là bệnh lý nguy hiểm nhưng lại có rất ít triệu chứng điển hình. Vì vậy, nếu nghi ngờ mình mắc bệnh, bạn cần đến bệnh viện để kiểm tra. Tại đây, bác sĩ có thể thực hiện một trong các phương pháp chẩn đoán như sau:
- Chụp X – quang: Đây là phương pháp chụp các cơ quan, xương bên trong ngực. X – quang là tia năng lượng có khả năng đi qua cơ thể an toàn. Từ đó hiển thị hình ảnh của khu vực bên trong cơ thể trên phim chụp. Cách chẩn đoán này có thể phát hiện bất thường hoặc khối u trên phổi. Thế nhưng nhược điểm là có thể bỏ qua những khối u có kích thước quá nhỏ.
- Chụp cắt lớp vi tính lồng ngực (chụp CT): Đây cũng là phương pháp sử dụng tia X để tạo ra hình ảnh mặt cắt ngang ở phần ngực và bụng trên. Từ đó giúp phát hiện các bệnh lý ở xương sườn, màng phổi, phế quản, mạch máu hay tim,… Đặc biệt, phương pháp tiên tiến này có thể phát hiện ra những tổn thương có kích thước cực nhỏ, chỉ dưới 1mm.
- Soi phế quản: Đây là phương pháp sử dụng một ống soi mềm có đèn chiếu sáng đưa vào khí quản. Một mẫu nhỏ của khối u bị nghi ngờ có chứa tế bào ung thư sẽ được làm sinh thiết chi tiết dưới kính hiển vi.
- Xét nghiệm đàm: Đây là xét nghiệm được thực hiện qua kính hiển vi. Từ đó giúp bác sĩ có thể phát hiện ra tế bào ung thư. Tuy nhiên, kết quả không được chính xác lắm nên cần thực hiện nhiều lần.
Các phương pháp điều trị ung thư phổi
Sau khi chẩn đoán mắc bệnh, bác sĩ sẽ tính đến phương pháp điều trị ung thư phổi. Phác đồ này phụ thuộc vào rất nhiều các yếu tố khác nhau. Ví dụ như giai đoạn bệnh, tình hình phát triển của khối u, loại ung thư phổi…
Một số phương pháp điều trị ung thư phổi đang được ứng dụng phổ biến hiện nay là:
Phẫu thuật ung thư phổi
Phẫu thuật được xem là phương pháp điều trị triệt căn, nhất là với những trường hợp được chẩn đoán ung thư phổi ở giai đoạn sớm. Lý do bởi khi đó khối u có kích thước khá nhỏ, chưa di căn. Lúc này sức khỏe bệnh nhân chưa bị ảnh hưởng nhiều. Vì vậy việc đáp ứng điều trị khá tốt.
Phương pháp phẫu thuật thường loại bỏ hoàn toàn thùy phổi chứa khối u và nạo vét hạch. Sau phẫu thuật, tỉ lệ khỏi hẳn rất cao và họ có thể sống trên 5 năm với tỉ lệ 50%. Tuy nhiên cần chọn bác sĩ có tay nghề cao.
Điều trị ung thư phổi bằng xạ trị
Khi xét đến chữa trị bệnh ung thư phổi, xạ trị là phương pháp được áp dụng khá phổ biến. Phương pháp này được ứng dụng trong trường hợp khối u có kích thước lớn, thế nhưng chưa lây lan đến những cơ quan khác.
Xạ trị là sử dụng các máy chiếu tia năng lượng cao (tia X, tia gamma, proton,…). Chúng có khả năng tiêu diệt tế bào ung thư, phá hủy khối u hoặc ức chế khiến chúng phát triển chậm hơn.
Tuy nhiên, phương pháp điều trị ung thư phổi này có thể gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng tới sức khỏe. Các biến chứng sớm xuất hiện sau một vài ngày như chán ăn, buồn nôn, rụng tóc,… Một số biến chứng muộn là: đau rát, khô da, viêm da hay xơ phổi,…
Hóa trị điều trị ung thư phổi
Điều trị ung thư phổi bằng hóa trị chủ yếu được áp dụng cho những bệnh nhân đã bước sang giai đoạn muộn. Lúc này, tế bào ung thư đã lây lan rộng sang các cơ quan khác.
Hóa trị có tác dụng tiêu diệt tế bào ung thư và ngăn chặn di căn ung thư. Thuốc sẽ được đưa vào cơ thể bệnh nhân theo đường tĩnh mạch. Điều này sẽ gây ảnh hưởng tới một số cơ quan khác.
Vì vậy, phương pháp này cũng gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm. Ví dụ như thiếu máu, buồn nôn, cơ thể suy kiệt, thiếu chất, suy giảm miễn dịch, rụng tóc,…
Điều trị ung thư phổi bằng phương pháp miễn dịch
Điều trị miễn dịch có công dụng là giúp tạo miễn dịch chủ động cho cơ thể. Từ đó có khả năng tiêu diệt các tế bào ung thư nhờ việc phát hiện ra và kiểm soát chúng. Hiện có một số thuốc điều trị miễn dịch điển hình như Durvalumab, Pembrolizumab,… nhưng giá thành khá cao.
Trong quá trình điều trị, bệnh nhân có thể thực hiện thêm các biện pháp hỗ trợ khác. Ví dụ như: Massage, yoga, ngồi thiền, châm cứu, sử dụng thảo dược, sử dụng tinh dầu, để hoàn thành phác đồ điều trị.
Vậy là bài viết trên đã chia sẻ tới bạn về các phương pháp chẩn đoán, điều trị ung thư phổi. Hy vọng với những thông tin trên sẽ giup ích cho bạn. Chúc bạn sức khỏe, vui vẻ mỗi ngày!
>>Xem thêm: Bệnh nhân ung thư phổi nên ăn gì và kiêng gì để bảo vệ sức khỏe
Cảm ơn Quý Khách Hàng đã ghé thăm!