Cận thị: Nguyên nhân, biểu hiện và các loại cận thị thường gặp

Hiện nay, với sự phổ biến của thiết bị công nghệ thông tin nên các bệnh lý về mắt xuất hiện ngày càng nhiều. Trong số đó, phổ biến nhất chính là cận thị – chứng bệnh có số người mắc gia tăng ở mức báo động. Vậy các triệu chứng điển hình thường gặp là gì? Nguyên nhân gây bệnh này ra sao? Tất cả sẽ được giải đáp nhanh chóng trong bài viết dưới đây!

Nguyên nhân gây bệnh

Cận thị xảy ra trong trường hợp nhãn cầu quá dài so với khả năng hội tụ ở phần giác mạc và thủy tinh thể của mắt. Điều này làm cho phía trước võng mạc có các tia sáng tập trung tại một điểm.

Cận thị là tật khúc xạ mắt dễ gặp hiện nay
Cận thị là tật khúc xạ mắt dễ gặp hiện nay

Cận thị cũng có thể do giác mạc hoặc thủy tinh thể quá cong so với chiều dài ở phần nhãn cầu. Trong một số trường hợp, cận thị xảy ra do sự kết hợp tổng thể của các yếu tố này.

Bệnh thường bắt đầu khi chúng ta còn nhỏ và con cái sẽ có nguy cơ mắc tật cận thị cao hơn nếu bố mẹ cũng bị cận. Trong hầu hết trường hợp, bệnh sẽ ít tăng độ hơn khi trưởng thành, thế nhưng đa phần các dấu hiệu vẫn tiếp tục tiến triển theo tuổi.

Các triệu chứng của cận thị

Khi mắc cận thị, bệnh nhân sẽ gặp khó khăn khi quan sát các vật ở xa. Một số dấu hiệu điển hình có thể kể đến như:

  • Nhìn vật ở xa phải nheo mắt nhưng cũng chỉ thấy mờ mờ
  • Nhức đầu do mỏi mắt khi đọc văn bản hoặc sử dụng điện thoại, máy tính.
  • Khó nhìn thấy sự vật xung quanh vào ban đêm.
Triệu chứng có bệnh là khả năng nhìn bị hạn chế
Triệu chứng có bệnh là khả năng nhìn bị hạn chế

Thông thường, cận thị có thể được phát hiện sớm khi trẻ còn ở lứa tuổi học sinh (cận thị bẩm sinh hay cận học đường). Đặc biệt, các dấu hiệu nhận biết bệnh lý ở bé như sau:

  • Khi xem tivi hoặc chơi điện thoại, bé phải dán mắt vào màn hình.
  • Đọc bài hay bị nhảy hàng liên tục sẽ phải dùng ngón tay để dò theo các chữ.
  • Ở lớp, việc học cũng bị gián đoạn và trẻ phải lại gần bảng mới nhìn được. Trẻ cũng thường xuyên chữ viết sai, thiếu hoặc phải chép bài của bạn.
  • Có thói quen dụi mắt mặc dù trẻ không buồn ngủ.
  • Bé thường kêu mỏi mắt, nhức đầu hay nước mắt chảy thường xuyên.
  • Bé bị sợ ánh sáng hoặc bị chói mắt, không thích các hoạt động phải nhìn xa quá lâu.

Các loại bệnh lý thường gặp nhất

Một số loại tật khúc xạ mắt phổ biến thường gặp như sau:

Cận thị đơn thuần (Simple Myopia)

Đây được xem là tật khúc xạ cận phổ biến nhất, thường gặp ở trẻ em trong độ tuổi đi học từ 10 – 18 tuổi. Người bị cận đơn thuần thường có độ cận dao động trong khoảng dưới 6 diop và thường đi kèm loạn thị.

Nguyên nhân cận đơn thuần là do mắt thường xuyên làm việc trong khoảng cách gần. Hoặc cũng có thể do nơi làm việc, học tập thiếu ánh sáng hoặc cường độ ánh sáng yếu. Bệnh có xu hướng phát triển trong một thời gian dài và ngưng lại ở một mức độ nhất định nên bạn không cần quá lo lắng.

Cận thị thứ phát (Induced Myopia Or Acquired Myopia)

Cận thị thứ phát không quá phổ biến hiện nay. Nguyên nhân chính là do tình trạng xơ hóa thủy tinh thể (nuclear sclerosis) hoặc tác dụng phụ khi tiếp xúc với một số thuốc kê đơn, do đường huyết tăng cao và một số nguyên nhân khác.

Cận thứ phát do tình trạng xơ hóa thủy tinh thể
Cận thứ phát do tình trạng xơ hóa thủy tinh thể

Bệnh cận giả (Pseudo Myopia)

Tình trạng này khá nhiều người gặp phải hiện nay. Hiểu đơn giản, cận thị giả là mắt phải thích ứng với cường độ làm việc khắc nghiệt nên gia tăng điều tiết, các cơ thể mi phụ trách chỉnh điều tiết bị co quắp, khiến tầm nhìn xa bị suy giảm tạm thời.

Biểu hiện của tình trạng này cũng giống như bệnh cận bình thường, tuy nhiên mắt sẽ hồi phục tầm nhìn sau một thời gian nghỉ ngơi. Do đó bạn không cần quá lo lắng về vấn đề này.

Cận thị thoái hóa (Degenerative Myopia Or Pathological Myopia)

Đây là loại cận thị được đánh giá là nặng nhất, người mắc thường có độ cận trên 6 diop kèm theo thoái hóa võng mạc ở bán phần sau nhãn cầu. Khi mắc tình trạng thoái hóa, trục nhãn cầu sẽ liên tục bị dài ra, độ cận liên tục tăng và tình trạng cận ngày một nặng hơn.

Thậm chí, cận thị thoái hóa sẽ nguy hiểm hơn nếu không được điều trị kịp thời. Đây chính là nguyên do tiềm ẩn các bệnh nguy hiểm khác như thoái hóa võng mạc, bong võng mạc,… ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của mắt.

Vậy là bài viết trên cũng chia sẻ tới bạn về cận thị: Nguyên nhân, dấu hiệu và các loại bệnh lý phổ biến. Hy vọng với thông tin hữu ích kể trên, bạn đã hiểu rõ hơn về bệnh lý này. Chúc bạn sức khỏe!

>>>Xem thêm:

Tìm hiểu về loạn thị: Nguyên nhân, biểu hiện, phương pháp phòng ngừa

Viêm loét giác mạc và các di chứng cần lưu ý !

Các thông tin trên website Duocphamotc.com mang mục đích tham khảo, Quý Khách Hàng vui lòng không tự ý áp dụng theo khi không có sự chỉ dẫn thêm của bác sĩ chuyên môn.
Cảm ơn Quý Khách Hàng đã ghé thăm!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

DMCA.com Protection Status