Bệnh phong là dạng bệnh truyền nhiễm nhưng nó rất khó để có thể lây lan cho người khác trừ trường hợp tiếp xúc trực tiếp trong một thời gian lâu dài. Nếu bạn không chữa bệnh kịp thời sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân vậy những biến chứng của bệnh phong ở đây gồm những gì và cách chăm sóc người bệnh thì bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ nói về điều này.
Bệnh phong là bệnh gì?
Bệnh phong là bệnh có chứa vi khuẩn Mycobacterium Leprae, và khả năng lây truyền cho người khác là rất khó.
Vi khuẩn Mycobacterium Leprae chỉ tồn tại sống trong cơ thể khoảng một đến ba ngày, nhân đôi rất chậm, chu kỳ của vi khuẩn này khác hoàn toàn với các vi khuẩn khác. Nếu vi khuẩn khác có chu kỳ sinh sản rất nhanh cứ qua một giờ là sinh sản ra hàng ngàn con vi khuẩn còn vi khuẩn phong cứ 12- 13 ngày mới sinh sản và sinh sản với số lượng rất ít.
Kích thước của vi khuẩn này dài 1- 8 micromet, có đường kính là 0.3 micromet và có dạng hình que.
Dựa vào tính chất, các đặc tính của vi khuẩn các nhà nghiên cứu đã chia 4 nhóm nhỏ:
- Thể bất định là thể được coi là dấu hiệu đầu tiên của bệnh phong
- Thể củ xuất hiện ở những người có sức đề kháng tốt, có thể tự chữa khỏi được bệnh phong
- Thể trung gian là kết quả của hai thể hợp lại đó là thể củ và thể u
- Cuối cùng là thể u, có đặc tính là một khối u ác tính.
Một số biến chứng của bệnh phong phổ biến.
- Do sự xâm nhập, lan tỏa của vi khuẩn Mycobacterium Leprae:
- bệnh nhân bị mắc bệnh phong chứa nhiều vi khuẩn gây nên như viêm mũi, viêm tuyến lệ, teo tinh hoàn, viêm họng, sưng hạch…
- Biến chứng do phản ứng phong: phản ứng phong là sự biểu hiện của các triệu chứng và dấu chứng. Đối với vùng tổn thương da cảm thấy nhạy cảm, sưng, đỏ tấy. Đối với vùng tổn thương dây thần kinh đau, sưng, nhạy cảm kèm theo thỉnh thoảng mất chức năng. Phản ứng phong có hai loại gồm loại thứ nhất liên quan đến quá mẫn qua tế bào trung gian và loại còn lại liên quan đến phức hợp miễn dịch
- Biến chứng do suy giảm miễn dịch: nhiễm khuẩn thì phát và nhiễm khuẩn thoái hóa bột. Ở bệnh nhân mắc bệnh phong bị viêm thận là do sự lắng đọng phức hợp miễn dịch nhiều. Thoái hóa bột xảy ra trong phong u hậu quả của loại thứ 2 vừa nêu trên.
- Biến chứng tổn thương dây thần kinh: cảm giác, vận động và tự động sẽ bị ảnh hưởng ngang nhau sau khi bị tổn thương dây thần kinh. Tuy nhiên cảm giác thường là biểu hiện sớm nhất và nặng nhất.
- Biến chứng xảy ra sau mất cảm giác, liệt và rối loạn chức năng thực vật: những biến chứng này các bác sĩ khó có thể chữa lành được như loét gan chân, viêm mô tế bào thứ phát, viêm xương tủy xương, các ngón chân và ngón tay dần mất đi hoặc biến dạng thành dị tật.
- Biến chứng do kháng thuốc
Cách chăm sóc người mắc bệnh phong nên biết.
- Vệ sinh, tắm rửa sạch sẽ mỗi ngày bằng nước ấm làm cho cơ thể cảm thấy thoải mái hơn… không được tắm nước lạnh
- Khi chăm sóc người bệnh phong thì cả hai cùng đeo khẩu trang, người chăm sóc xong cần phải sát khuẩn
- Cung cấp đầy đủ thức ăn, đồ uống chứa nhiều chất dinh dưỡng để người bệnh tăng cường sức đề kháng
- Không ăn gia vị nhất là đường và muối
- Không dùng các đồ có chứa chất kích thích: cà phê, ma túy, bia, rượu…
- Không ăn đồ lên men như dưa muối, cà muối… và các đồ cay nóng
- Nên ăn rau cải chứa nhiều vitamin A, vitamin E
- Ăn các đồ vitamin C như ổi, cam…
- Không được cho bệnh nhân gãi vào vết thương
- Cho người bệnh dùng đúng liều lượng mà bác sĩ chỉ bảo
- Bệnh nhân có những biểu hiện, biến chứng nặng cần phải chăm sóc cẩn thận và đưa đi khám sức khỏe định kỳ để bác sĩ theo dõi bệnh.
- Không kỳ thị người bệnh phong như vậy sẽ làm cho họ bị tổn thương, tinh thần họ xuống dốc dẫn đến bệnh tiến triển nhanh và nặng hơn.
Xem thêm:
Kết luận
Như vậy các biến chứng mà do bệnh phong gây ra là rất nguy hiểm, để giảm tình trạng bệnh thì người chăm sóc bệnh nhân cũng rất quan trọng. Người chăm sóc phải biết cách chăm sóc không dẫn đến tình trạng bệnh diễn biến tồi tệ hơn trước. Vì vậy bài viết trên sẽ giúp các bạn rất nhiều nhận ra được các biến chứng và cách chăm sóc đúng nó sẽ giúp bạn giảm tỷ lệ nguy cơ dị tật.
Cảm ơn Quý Khách Hàng đã ghé thăm!