Teo thực quản là căn bệnh bẩm sinh thực quản bị dị tật và trường hợp mắc bệnh teo thực quản rất thấp. Bệnh teo thực quản phổ biến xảy ra ở đối tượng trẻ em, trẻ ở trong bụng mẹ thường đi kèm theo các dị tật bẩm sinh khác. Để hiểu rõ hơn về teo thực quản thì bài viết dưới đây sẽ cung cấp một số yếu tố nguyên nhân hình thành bệnh teo thực quản và dấu hiệu nhận biết teo thực quản để kịp thời cứu chữa.
Teo thực quản được hiểu như thế nào?
Teo thực quản là cơ quan thực quản trên cơ thể có vấn đề bất thường, dị tật khác so với các cơ thể bình thường. Bệnh teo thực quản thường đi kèm với các bệnh bẩm sinh khác như hậu môn khác thường, dị tật tim, khí quản và thực quản bị dị dạng…
Khi mang thai trẻ ở tuần tuổi thứ 24 có thể phát hiện ra trẻ có bị mắc teo thực quản hay không. Nếu phát hiện sớm thì có thể phẫu thuật chữa teo thực quản như vậy sẽ tạo cơ hội sống cao cho trẻ. Trong trường hợp không phát hiện điều trị sớm trẻ sẽ đối mặt với các biến chứng nguy hiểm của bệnh có thẻ trẻ bị viêm phổi, nặng hơn là hoại tử ruột.
Nguyên nhân hình thành bệnh teo thực quản
Hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa nghiên cứu ra nguyên nhân gây ra bệnh teo thực quản, nhưng có thể dựa trên các tiêu chí dưới đây:
- Do đối tượng sinh con là cha hoặc mẹ, cả 2 là người cao tuổi
- Cha mẹ là những người đã từng mắc teo thực quản sinh con ra sẽ có tỷ lệ mắc cao hơn những trẻ bình thường.
- Trẻ có anh chị ruột bị mắc teo thực quản
- Trẻ được sinh ra dưới sự bắt tay của các kỹ thuật khoa học không thụ tinh tự nhiên mà phải cấy tinh trùng nhân tạo hoặc mẹ bé bơm tinh trùng.
- Mẹ bé khi mang thai có chế độ ăn uống không khoa học, hay bị căng thẳng mệt mỏi, ít vận động điều này có thể ảnh hưởng rất nhiều đến bé.
- Khi quá trình phôi thai được 4 tuần tuổi đến 6 tuần tuổi ở thời điểm này phôi thai bị rối loạn thì dễ bị mắc teo thực quản.
Khi trẻ có các dấu hiệu bất thường thì cha mẹ của bé không được chủ quan cần đưa trẻ đến bác sĩ để chữa trị hiệu quả. Nếu bé không được điều trị, phát hiện muộn trẻ sẽ gặp các biến chứng sau: mắc bệnh tim bẩm sinh, đốt sống bị thừa, tá tràng bị hẹp bị teo, hậu môn cũng bị dị tật, nặng hơn trẻ có thể bị cướp đi tính mạng, sự sống.
Dấu hiệu nhận biết bệnh teo thực quản.
- Lần đầu bé bú sữa mẹ bị sặc sữa, ho và có hiểu hiện cơ thể bị tím lại.
- Bé hay quấy, khóc do bé bị khó thở khi nước bọt hoặc các chất dịch từ dạ dày di chuyển đến chỗ rò của thực quản.
- Khi bé ngủ hay nằm chơi bé có thể bị sựa sữa ra, tràn nước bọt ra xung quanh miệng bé còn được gọi là sùi bọt cua.
- Trẻ bị trướng bụng ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.
- Bé có biểu hiện chán ăn, ăn kém sữa mẹ.
- Dấu hiệu viêm phổi.
Cách phòng ngừa bệnh teo thực quản.
Khi bạn đang mang thai thì bạn nên đi khám thai theo định kỳ và xét nghiệm sàng lọc trước khi sinh để trẻ không phải đối mặt trước những bệnh nguy hiểm đe dọa ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
Mẹ mang thai bé cần được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cả mẹ và bé
Nên tham gia các lớp đào tạo huấn luyện cho người mẹ khi mang thai ở đó họ sẽ cung cấp các kỹ năng cần thiết, đầy.
Tập các bài thể dục nhẹ nhàng cũng có thể tập yoga để cho sức khỏe của mẹ và bé được cải thiện nhiều hơn.
Xem thêm: Vai trò của natri trong cơ thể và đối tượng thường gặp hạ natri máu
Kết luận
Bài viết trên cung cấp cho các bạn đầy đủ những nguyên nhân gây ra bệnh teo thực quản đề từ đó bạn có thể phòng ngừa được. Cần phải biết các dấu hiệu nhận biết về teo thực quản để được khám chữa bệnh kịp thời tránh sự rắc rối khó chịu cho trẻ, trẻ không phải đối mặt những biến chứng nguy hiểm đe dọa sức khỏe trẻ. Hy vọng rằng bài viết này sẽ hữu ích cho những người mẹ đang mang thai và đang nuôi trẻ sơ sinh, các bố mẹ không được chủ quan trước các dấu hiệu bất thường của bé.
Cảm ơn Quý Khách Hàng đã ghé thăm!