Xã hội ngày càng phát triển nên dậy thì sớm ở trẻ em ( đặc biệt là các bé gái) đang là vấn đề được phụ huynh quan tâm nhất. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng xấu tới trẻ. Vì vậy, các bạn hãy cùng với chúng tôi tìm hiểu rõ dậy thì sớm có phải là bệnh không? Tác hại của dậy thì sớm?
Dậy thì sớm là như thế nào?
- Dậy thì sớm là khi trẻ bắt đầu thay đổi nhanh chóng về mặt sinh lý cũng như ngoại hình sớm hơn so với lứa tuổi của mình. Đối với bé gái < 8 tuổi và bé trai < 9 tuổi sẽ xuất hiện hiện tượng dậy thì sớm.
- Đặc biệt, cha mẹ cần để ý nếu trẻ dậy thì sớm sẽ có dấu hiệu tăng trưởng vòng 1, chiều cao hoặc cân nặng,…
- Dậy thì sớm còn được chia làm 2 nhóm là: dậy thì sớm trung ương và ngoại biên.
Dậy thì sớm có phải là bệnh hay không?
Ngày nay, dậy thì sớm được coi là 1 loại bệnh lý khá nguy hiểm và ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của các bé. Và dưới đây sẽ là 2 loại dậy thì sớm thường gặp và 1 vài nguyên nhân giải thích vì sao dậy thì sớm lại được coi là 1 bệnh lý.
- Dậy thì sớm trung ương là: Hormon sinh dục bài tiết quá nhiều bởi nồng độ của GnRH tăng lên với những nguyên nhân dẫn đến nó như: Suy tuyến giáp, viêm màng não, các bức xạ tiếp xúc vào não hoặc cột sống hay có trong não bộ có khối u,…
- Dậy thì sớm ngoại vi là: các hormon tăng mạnh và kéo theo đó là các bệnh lý liên quan đến testosterone hay estrogen đều tăng theo như: bệnh u nang buồng trứng, có khối u trong buồng trứng và cả tuyến thượng thận hoặc các hội chứng McCune- Albright,…
- Dậy thì sớm còn có rất nhiều nguyên nhân khác tác động đến cơ thể các bé như:
- Uống quá nhiều sữa bò hay sữa đậu nành đều sẽ làm tăng hormon
- Hormon tăng cũng có thể do gia đình cho ăn quá nhiều thịt heo, thịt gà,..
=> Các loại thức ăn bây giờ đều bị lạm dụng quá mức các loại hormon khiến động vật tăng trưởng và phát triển nhanh. Nhưng họ không biết chính điều này lại gây nên nhiều căn bệnh tiềm ẩn đặc biệt là bệnh lý dậy thì sớm ở trẻ.Bởi chính những hormon đó sẽ làm thúc đẩy quá trình tuyến yên trong não hay vùng dưới đồi. Nó sẽ khiến các bộ phận sinh lý hoạt động sớm như buồng trứng hoạt động sớm hơn, trẻ phát triển cả vòng 1 hoặc có thể mọc lông nách, có mùi cơ thể. Và dấu hiệu dễ biết nhất là kỳ kinh nguyệt đến nhanh chóng.
Dậy thì sớm có những tác hại nào?
- Trẻ sẽ dễ mắc các bệnh lý như buồng trứng đa năng ( ở bé gái): Bởi rối loạn nội tiết khiến chu kỳ kinh nguyệt đến quá sớm vào lúc trẻ ở độ 8 tuổi.
- Bên cạnh đó, dậy thì sớm làm trẻ có những ảnh hưởng về tâm lý: Trẻ có thể mặc cảm hoặc thậm chí rơi vào tình trạng bối rối, trầm cảm, tự tin với bạn bè xung quanh. Luôn lo sợ, ngại ngùng bởi bạn bè trêu đùa quá mức.Và điều này ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ rất lớn.
- Dậy thì sớm cũng làm hạn chế chiều cao: Bởi khi dậy thì sớm hơn các bạn cùng trang lứa thì chiều cao cũng sẽ phát triển nhanh nhưng đến 1 độ tuổi thì quá trình này sẽ chậm lại và khiến trẻ thấp hơn các bạn cùng độ tuổi.
- Có thể ảnh hưởng đến cuộc sống , học tập của bé: Bởi dậy thì quá sớm nên trẻ thường sẽ ngại tham gia các hoạt động ngoại khóa cũng như sẽ làm trẻ nản, chán học.
- Không chỉ vậy, trẻ còn ham muốn quan hệ tình dục sớm: Điều này vô cùng nguy hiểm bởi trẻ còn nhỏ chưa đủ những kiến thức cho bản thân, hiểu biết hạn chế, lứa tuổi này lại rất nông nổi ham cái lạ,… gây ra nhiều tình trạng trẻ mang thai ngoài ý muốn hay các bệnh qua đường tình dục.
=> Dậy thì sớm gây ra rất nhiều hậu quả và tác hại nghiêm trọng với sức khỏe cũng như tâm lý của trẻ. Vì vậy, bố mẹ nên quan tâm nhiều hơn đến các bé để tránh xảy ra những điều không may.
Kết luận:
Như vậy, bài viết trên của chúng tôi mong rằng đã giúp các bạn hiểu rõ hơn dậy thì sớm có phải là bệnh không và những tác hại của nó. Dậy thì sớm ở trẻ là 1 bệnh lý nguy hiểm vì vậy không nên chủ quan và cần nắm rõ để tránh điều đáng tiếc xảy ra. Cảm ơn các bạn đã đọc bài trên và chúc mọi người có nhiều sức khỏe.
>>>Xem thêm: Dậy thì muộn gây ảnh hưởng gì đến trẻ?
Cảm ơn Quý Khách Hàng đã ghé thăm!