Làm gì khi trẻ chậm nói? Các giải pháp hỗ trợ

Bài viết dưới đây về trẻ chậm nói sẽ cung cấp những thông tin liên quan đến nguyên nhân, dấu hiệu, cách phòng tránh và điều trị giúp cha mẹ có thể hiểu rõ về tình trạng chậm nói của con mình và tìm ra các giải pháp hiệu quả.

Trẻ chậm nói là gì?

Trẻ chậm nói là khả năng ngôn ngữ của bé kém hơn so với các mốc thời gian phát triển ngôn ngữ của những đứa trẻ khác. Khi trẻ có dấu hiệu bị chậm nói cha mẹ cần hiểu rõ đó là khả năng nói của con mình chậm hơn so với mốc phát triển thông thường từ 3 đến 6 tháng.

Trẻ chậm nói thường có vốn từ ít, chỉ diễn đạt được các câu ngắn, chậm phản xạ khi được hỏi thậm chí là không biết trả lời.

Mỗi một đứa trẻ thường có giai đoạn phát triển khác nhau, có những bé có thể bập bẹ nói những từ cơ bản vào khoảng 12 tháng tuổi, có bé tháng thứ 24 mới bập bẹ nói được.

Một vài nguyên nhân dẫn đến trẻ chậm nói.

Căn bệnh này được chia thành 2 dạng là trẻ chậm nói đơn thuần và chậm nói do khiếm khuyết về sự phát triển của não bộ. Việc đầu tiên các bậc cha mẹ cần làm là phải xác định chính xác trẻ thuộc dạng nào và nguyên nhân chậm nói của trẻ là do đâu?

Trẻ chậm nói đơn thuần.

Trẻ chậm nói đơn thuần.

Trẻ chậm nói đơn thuần là trẻ không có đủ vốn từ vựng để diễn tả ý mình muốn nói. Trẻ vẫn hiểu được những lời nói và thực hiện được những yêu cầu đơn giản. Có sự hạn chế về mặt giao tiếp nhưng các mặt khác như vận động thể chất và tinh thần lại hoàn toàn bình thường. Nguyên nhân chậm nói đơn thuần như:

Do yếu tố bệnh lý

  •   Đầu tiên phải kể đến nguyên nhân mất thính lực của trẻ dẫn tới trẻ bị chậm nói.
  •   Do viêm thanh quản, dị tật cơ quan phát âm.
  •   Do di truyền.

Do vấn đề tâm lý

  •  Trẻ gặp cú sốc tâm lý trong quá trình phát triển.
  •   Bị gia đình bỏ bê, cha mẹ ít khi nói chuyện với con khiến trẻ chỉ nhận thông tin từ một phía mà không có sự phản hồi.
  •  Trẻ suy dinh dưỡng, thiếu tình thương của cha mẹ, bị ngược đãi.

Trẻ chậm nói do những khiếm khuyết về sự phát triển của não bộ.

Trẻ chậm nói do những khiếm khuyết về sự phát triển của não bộ.

Ngoài biểu hiện chậm nói thông thường trẻ có thêm các dấu hiệu chậm nói khác như: việc hiểu lời nói của trẻ không tốt, có hành vi bất thường, khó ngủ, khó hòa nhập, thích ở một mình. Khi thấy trẻ có biểu hiện trên, cha mẹ cần đưa trẻ đến khám tại các cơ sở chuyên khoa tâm bệnh để làm test tâm lý và loại trừ. Ngoài ra, trẻ bị chậm nói do khiếm khuyết về sự phát triển của não bộ có thể do các nguyên nhân sau đây:

Trẻ chậm nói do tự kỷ

Tự kỷ là một triệu chứng rối loạn phát triển xuất hiện sớm trong những năm đầu của trẻ với những biểu hiện như chậm nói, không có khả năng giao tiếp, hành vi sở thích hạn chế và lặp lại. Việc chậm nói do tự kỷ cha mẹ cần phát hiện sớm và can thiệp kịp thời để đưa trẻ hòa nhập với cuộc sống.

Do chậm phát triển trí tuệ

Trẻ chậm nói là biểu hiện đầu tiên của việc trẻ chậm phát triển trí tuệ, trẻ gặp khó khăn trong việc diễn đạt những điều mình muốn. Nếu trẻ ở mức độ nặng thì sẽ không thể nói và giao tiếp được với mọi người. Gia đình cần ở bên chăm sóc và theo dõi sát thường xuyên.

Do chậm phát triển ngôn ngữ

Một số nguyên nhân gây ra như:

  •  Trẻ gặp vấn đề về thính giác.
  •   Rối loạn khả năng đọc.
  •   Tổn thương não bộ.

Biện pháp phòng ngừa tình trạng trẻ chậm nói

Tạo môi trường thuận lợi để trẻ phát triển khả năng nói

Cha mẹ và những người thân trong gia đình phải có những phương pháp phòng tránh trẻ chậm nói như hạn chế cho trẻ từ 0 đến 3 tuổi tiếp xúc với tivi, máy tính, các thiết bị điện tử. Khi cho trẻ tiếp xúc với chúng quá sớm sẽ gây ra các tác hại xấu cho quá trình phát triển của bé và có thể gây ra tổn thương cho não. Chúng có thể làm giảm thời gian vận động của trẻ, giảm tương tác, cơ hội phát triển ngôn ngữ và ảnh hưởng đến tính cách của bé như dễ nổi nóng, ốc đồng, khó kết bạn và sẽ trở thành trẻ chậm nói.

Cha mẹ hãy tạo môi trường thích hợp để tăng khả năng phát triển và khả năng giao tiếp. Các bậc cha mẹ nên cho trẻ tiếp xúc với các đồ vật quen thuộc, hành động và cử chỉ cơ bản.

Chăm sóc cho trẻ đầy đủ về mặt dinh dưỡng

Trong những năm đầu đời là giai đoạn vàng để trẻ phát triển não bộ. Cơ thể của bé đòi hỏi chế độ dinh dưỡng đầy đủ, lành mạnh để trẻ phát triển một cách toàn diện. Chế độ dinh dưỡng hợp lý giúp trẻ phát triển về não bộ đóng vai trò quan trọng trong quá trình học tập và phát triển trí nhớ, phát triển ngôn ngữ và nhận thức.

Phương pháp điều trị cho trẻ chậm nói

1.   Ngôn ngữ trị liệu

Tùy thuộc vào tình trạng của trẻ sẽ có các bài trị liệu ngôn ngữ khác nhau. Quá trình trị liệu sẽ diễn ra từ một đến hai tuần một lần, đôi khi phải kéo dài nhiều năm.

2.   Hoạt động trị liệu

Hoạt động là hình thức trị liệu dễ làm và đơn giản nhằm tăng cường khả năng thực hiện các hành vi tích cực, giảm thiểu các hành vi tiêu  cực giúp trẻ có khả năng tham gia các hoạt động thường ngày, giúp trẻ học được cách giao tiếp trong cuộc sống và sớm hòa nhập với cộng đồng.

3.    Điều trị ngoại khoa

Khi thấy trẻ có dấu hiệu chậm nói, cha mẹ phải đưa trẻ đi khám để xác định rõ nguyên nhân. Nếu cơ quan phát âm của trẻ gặp vấn đề như dính thắng lưỡi, trẻ bị tật chẻ vòm… bác sĩ có chỉ định phẫu thuật cụ thể để điều trị kịp thời cho bé.

Những giải pháp tại nhà cho trẻ chậm nói

Những giải pháp tại nhà cho trẻ chậm nói

Chăm sóc cho trẻ chậm nói là một quá trình lâu dài, cần phải có kế hoạch cụ thể. Cha mẹ và gia đình nên dành thời gian quan tâm tới trẻ. Thường xuyên trò chuyện với con để kích thích bé nói và tăng phản xạ cho trẻ.

Khi thấy con chơi một mình, cha mẹ nên ra chơi cùng con để trẻ có thể chia sẻ những sở thích, mong muốn của mình với cha mẹ.

>>Xem thêm: Nguyên nhân và dấu hiệu của trẻ chậm nói

Kết luận

Bài viết trên đây nói về làm gì khi trẻ chậm nói? Các giải pháp hỗ trợ, hy vọng nó sẽ giúp ích cho bạn

Các thông tin trên website Duocphamotc.com mang mục đích tham khảo, Quý Khách Hàng vui lòng không tự ý áp dụng theo khi không có sự chỉ dẫn thêm của bác sĩ chuyên môn.
Cảm ơn Quý Khách Hàng đã ghé thăm!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

DMCA.com Protection Status