Tăng acid uric máu: phương pháp điều trị tăng acid uric máu

Ở nước ta, tăng acid uric trong máu đã trở thành một vấn đề thường gặp. Việc tăng acid uric trong máu kéo dài sẽ dẫn đến nguy cơ gây ra nhiều loại bệnh về khớp như viêm khớp, hay đặc biệt là bệnh gout. Vậy làm sao để có phương pháp điều trị căn bệnh này một cách tốt nhất thì bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc của chúng ta.

Thế nào là bệnh tăng acid uric trong máu?

Trong cơ thể con người, thì Acid uric được hình thành từ các nhân purin sau khi đã thoái hóa tạo thành, chúng hòa tan trong máu và đào thải qua đường bài tiết nước tiểu. Tuy nhiên khi lượng Acid uric trong máu quá cao vượt định mức thì nó có thể lắng đọng và là căn nguyên của một số bệnh như sỏi urat ở thận hay bệnh gout. Bệnh này thường có triệu chứng hoặc không có triệu chứng. Tăng acid uric trong máu khi có triệu chứng thì thường là các bệnh về gout cấp, gout mạn.

Thế nào là bệnh tăng acid uric trong máu?

Nguyên nhân của bệnh tăng acid uric máu

Nguyên nhân gây tăng acid uric trong máu được xếp làm 3 loại:

      Nguyên nhân thường gặp nhất là tăng sản xuất acid uric trong máu do ăn nhiều thực phẩm chứa purin như các đồ chiên rán, dầu mỡ, thịt đỏ, hải sản, nội tạng hay uống nhiều bia rượu; do bị béo phì, nhịn đói; thiếu máu do tan máu,…

      Thứ hai là do giảm bài tiết acid uric qua thận: do suy thận, nghiện rượu, dùng thuốc lợi tiểu, do suy tim ứ huyết,…

      Các nguyên nhân khác như: do nhiễm độc thai nghén và tiền sản co giật, do ngộ độc chì,do chấn thương,…

Các triệu chứng của việc tăng acid uric trong máu

Bệnh tăng acid uric trong máu có 2 loại : loại có triệu chứng và loại không có triệu chứng. Khi có triệu chứng thì bệnh biểu hiện ở những cơn gout cấp, về lâu dài sẽ dẫn đến các tổn thương do gout mạn và tăng acid uric mạn tính.

      Cơn gout cấp: thường biểu hiện khi ăn một bữa cơm có quá nhiều chất đạm, thường phát bệnh vào nửa đêm, đau đớn dữ dội ở khớp thường gặp nhất là ở ngón chân cái.

          Biểu hiện của gout mạn tính và tăng acid uric mạn tính:

  •       Sự lắng đọng muối urat trong các mô liên kết, điều này biểu hiện ở việc thấy các màu trắng bên trong vành tai, cạnh các khớp…khi hạt này bị vỡ sẽ chảy ra các chất nhầy trắng.
  •       Sưng đau các khớp
  •       Bệnh sỏi thận: như sỏi uric thường biểu hiện bằng những cơn đau quặn, đau ở hông lưng rồi lan xuống dưới.
  •       Suy thận

Phương pháp phòng ngừa bệnh tăng acid uric trong máu

          Phải có chế độ ăn uống lành mạnh,thực đơn dinh dưỡng hàng ngày bổ sung nhiều rau xanh, ăn ít mỡ động vật, giảm các thức ăn chứa nhiều purin khi bị bệnh, giảm bớt lượng đạm trong khẩu phần ăn

          Không nên sử dụng các loại thuốc bừa bãi mà phải thường xuyên đi khám sức khỏe định kỳ và dùng theo chỉ định của bác sĩ

          Hạn chế tối đa rượu bia, cà phê. Mỗi ngày nên uống 2-3l nước lọc khi điều trị bệnh

Tránh xa các loại rượu bia

Phương pháp điều trị bệnh tăng acid uric trong máu

Khi điều trị tăng acid uric trong máu thì cũng phân chia thành 2 nhóm là:

          Tăng acid uric máu không có triệu chứng: có thể không cần điều trị. Tuy nhiên, nếu người bệnh trên 40 tuổi, tăng lượng acid uric lên trên 480 mmol/l và có thêm bệnh lý chuyển hóa thì có thể được chỉ định dùng thuốc hạ acid uric sớm. Còn nếu tăng acid uric máu do hội chứng của các bệnh lý ác tính thì phải dùng thuốc theo bác sĩ chỉ định.

Uống thuốc đúng, đủ liều lượng của bác sĩ kê đơn

          Tăng acid uric trong máu có triệu chứng:

  •       Cơn gout cấp: có thể dùng colchicine 1mg/ngày, uống vào buổi tối nhưng nó có thể gây ra một số tác dụng phụ như: nôn, tiêu chảy. Hoặc có thể dùng thuốc giảm đau không có steroid như diclofenac, piroxicam. Và nên thật cẩn trọng với các bệnh nhân bị bệnh dạ dày.

.   Sỏi thận: biểu hiện bằng những cơn đau quặn thận, đau ở hông lưng, có thể tiểu ra máu.

  •       Gout mạn tính và các tổn thương của bệnh: thì thường phải dùng thuốc ức chế tổng hợp acid uric là Allopurinol khi tình trạng viêm giảm. Tuy vậy nhưng loại thuốc này vẫn có nhược điểm như gây ra các dị ứng nặng, có thể nguy cấp đến tính mạng (2-3%). Cũng có một loại thuốc khác cùng nhóm với Allopurinol là Febuxostat. Loại thuốc này làm hạ acid uric tốt hơn và giảm thiểu việc gây dị ứng hơn và giá thành cũng cao hơn. Còn một loại thuốc khác đó là Probenecid làm tăng thải acid uric qua đường bài tiết, có thể dùng khi bệnh nhân không dung nạp với nhóm ức chế tổng hợp acid uric nhưng hiện tại thì loại thuốc này ít được sử dụng nhất.

Xem thêm:

Kết luận

Qua bài viết trên, chúng tôi đã cung cấp những thông tin hữu ích cần thiết cho các bạn khi muốn tìm hiểu về bệnh tăng acid uric trong máu và các phương pháp điều trị của căn bệnh. Hãy đi kiểm tra sức khỏe định kỳ để có có thể kịp thời chữa trị và có biện pháp xử lý.

Các thông tin trên website Duocphamotc.com mang mục đích tham khảo, Quý Khách Hàng vui lòng không tự ý áp dụng theo khi không có sự chỉ dẫn thêm của bác sĩ chuyên môn.
Cảm ơn Quý Khách Hàng đã ghé thăm!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

DMCA.com Protection Status