Bệnh cơ tim phì đại là một căn bệnh tim mạch mà một phần của cơ trở nên dày lên mà không có nguyên nhân rõ ràng. Điều đó dẫn đến việc tim giảm đi khả năng bơm máu hiệu quả. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho các bạn những kiến thức về bệnh cơ tim phì đại, hi vọng chúng sẽ giúp ích cho mọi đối tượng bệnh nhân.
Bệnh cơ tim phì đại là gì?
Bệnh cơ tim phì đại là tình trạng rối loạn cơ tim khiến cho tim giảm khả năng co bóp, lưu thông máu gây ảnh hưởng đến nhịp tim và gây rối loạn nhịp tim. Các sợi cơ tim phát triển bất thường, khi chúng ta mắc cơ tim phì đại sẽ khiến thành tim dày lên, đặc biệt là ở khoang bơm máu chính (tâm thất trái), khoang bên trong tâm thất trái sẽ bị thu nhỏ, tim không thể giãn ra giữa các nhịp đạp làm cho tâm thất bơm máu ra khỏi tim ít hơn. Cơ tim phì đại khiến người bệnh đau thắt ngực, khó thở và có thể dẫn tới đột tử.
Triệu chứng và biểu hiện của bệnh cơ tim phì đại.
Các triệu chứng này thường xuất hiện ở độ tuổi từ 20 đến 40 tuổi. Đối tượng chính của bệnh cơ tim phì đại là những người trẻ tuổi hoặc vận động viên thể thao. Đây là một căn bệnh rất nguy hiểm ì nó thường không có triệu chứng rõ ràng, Người mắc bệnh có thể sống cuộc sống như những người bình thường, tuy nhiên triệu chứng đầu tiên và cũng là cuối cùng của căn bệnh này là đột tử. Một số triệu chứng của căn bệnh này thường dễ bị hàm lẫn với các bệnh lý khác.
Một số triệu chứng của bệnh cơ tim phì đại thường gặp phải như:
- Khó thở, thở gấp và ngắn trong lúc đi bộ hoặc khi gắng sức.
- Ngất xỉu sau khi tập thể dục, đau tức ngực
- Nhịp tim không ổn định nhanh chóng bất thường
- Cảm giác rung ở ngực (đánh trống ngực)
Tuy nhiên một số người bệnh sẽ không có những triệu chứng trên. Người mắc bệnh có thể gặp các triệu chứng khác và hiện nay đa số những người mắc bệnh cơ tim phì đại chỉ phát hiện ra khi đi kiểm tra sức khỏe định kỳ.
Các xét nghiệm chẩn đoán căn bệnh cơ tim phì đại bao gồm:
- Kiểm tra tình trạng tim để phát hiện ra những âm thanh bất thường hoặc âm thổi ở trong tim.
- Điện tâm đồ, chụp Xquang, thông tim để đo áp lực máu ở trong buồng tim.
Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh cơ tim phì đại
Bệnh cơ tim phì đại có thể xảy ra ở mọi độ tuổi và bao gồm cả trẻ em. Bệnh này có thể gây đột tử ở cả trẻ em và người lớn. Hiện nay, đa số người mắc bệnh cơ tim phì đại là do di truyền. Có 50% con cái của những người mắc bệnh sẽ có nguy cơ mắc bệnh này. Nếu bố mẹ hay anh em ruột của bạn mức phải căn bệnh này thì bạn nên đi khám để phát hiện, trao đổi với bác sĩ để điều trị và xử lý kịp thời.
Những biến chứng của bệnh cơ tim phì đại.
Khi cấu trúc của tim bị thay đổi có thể làm suy giảm chức năng tim, rối loạn hoạt động của hệ thống điện tim. Tất cả những điều này dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm đe dọa đến tính mạng.
- Rối loạn nhịp tim: Bệnh cơ tim phì đại tắc nghẽn có thể gây ra
- Rung tâm nhĩ
- Nhịp nhanh thất
- Rung thất
Trong đó, rung tâm nhĩ có thể làm tăng nguy cơ hình thành các cục máu đông và di chuyển đến mạch vành tim và não gây ra hiện tượng nhồi máu cơ tim, đột quỵ. Nhịp nhanh thất và rung thất là những rối loạn nhịp tim nghiêm trọng có nguy cơ cao gây đột tử, ngừng tim.
– Thiếu máu cơ tim: là biểu hiện của sự dày lên của cơ tim làm giảm lưu lượng máu thông qua các động mạch vành, gây thiếu máu nuôi dưỡng cơ tim và dẫn đến các biểu hiện đau thắt ngực, mệt mỏi.
– Cơ tim phì đại tắc nghẽn gây cơ tim giãn: theo thời gian, tam thất có thể bị giãn ra hoặc mở rộng hơn để tăng thể tích chứa máu, lâu dần sẽ làm giảm sức co bóp của cơ tim.
– Cơ tim phì đại tắc nghẽn gây ra hở van hai lá: van hai lá là van ngăn cách giữa tâm nhĩ trái và tâm thất trái. Khi cơ tim dày lên, khoảng không gian lưu thông trong tim sẽ bị giảm, điều đó khiến máu chảy qua van tim một cách nhanh chóng, dồn dập, làm tăng áp lực của máu lên van tim, ảnh hưởng đến hoạt động của van hai lá và gây hở van tim.
– Suy tim: cơ tim dày lên khiến tim giảm dần khả năng bơm máu để đáp ứng đủ nhu cầu của cơ thể và dẫn tới suy tim.
>>Xem thêm: Nguyên nhân gây tăng acid uric máu và biểu hiện
Kết luận:
Trong rất nhiều trường hợp, bệnh cơ tim phì đại là một căn bệnh liên quan đến tim mạch tương đối lành tính. Khoảng ⅔ số bệnh nhân có cuộc sống bình thường mà không có vấn đề gì đáng ngại. Nếu chúng ta có hiểu biết về căn bệnh này và quản lý nó một cách cẩn thận với sự điều trị của bác sĩ thì sẽ chẳng còn điều gì lo ngại và các bạn sẽ có một cuộc sống khỏe mạnh như bao người khác.
Cảm ơn Quý Khách Hàng đã ghé thăm!