Có không ít người đang thắc mắc không biết liệu bị bệnh hồng cầu lưỡi liềm có nguy hiểm hay không? Có nên đi khám sàng lọc không? Và khi nào nên đi khám sàng lọc?… Thật ra bạn cần biết được rằng đây là bệnh lý khá nguy hiểm và nó có thể gây nên nhiều biến chứng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người bệnh.
Để giúp cho bạn có được những câu trả lời chính xác nhất về bệnh lý này thì chúng tôi sẽ trình bày kỹ hơn ở nội dung dưới đây. Nếu như bạn đang quan tâm thì hãy cùng theo dõi ngay nhé.
Bệnh hồng cầu lưỡi liềm có nguy hiểm không?
Bạn nên biết một khi đã mắc bệnh hồng cầu lưỡi liềm thì nó có thể sẽ gây nên khá nhiều những biến chứng nguy hiểm gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tuổi thọ thậm chí là sự phát triển của trẻ. Cụ thể như sau:
Nội tạng bị tổn thương
Khi tế bào hồng cầu không được như bình thường mà nó có dạng hình lưỡi liềm thì có thể sẽ dễ bị mắc kẹt trong các mạch máu từ đó khiến cho máu không thể lưu thông tuần hoàn đi hết các cơ quan trong cơ thể. Tất nhiên điều này sẽ gây nên những tổn thương nhất định đúng không nào?
Lồng ngực cấp tính
Đây là một hội chứng cũng dễ diễn ra bởi các tế bào lúc này sẽ cản trở máu di chuyển đến phổi từ đó người bệnh có thể xuất hiện một số biểu hiện như ho khan, khó thở…
Tay chân sưng đau nhức
Cũng như trên, lúc này những tế bào sẽ khó di chuyển và gây tắc nghẽn, máu không được di chuyển đến phần chân hoặc tay từ đó gây nên cảm giác đau nhức, tê bì nặng có thể dẫn đến khả năng vận động bị tê liệt nữa.
Thị lực bị giảm sút
Những mạch máu nhỏ khi bị tắc nghẽn do bệnh hồng cầu lưỡi liềm nhất là mạch máu ở mắt sẽ khiến cho võng mạc dễ bị tổn thương hơn. Từ đó thị lực của người bệnh sẽ bị suy giảm gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh.
Ngoài ra thì người bệnh còn có thể mắc phải một số biến chứng nguy hiểm nữa như bệnh sỏi mật, các bệnh lý liên quan đến lá lách, cơ thể dễ bị nhiễm trùng, loét chân tay hay đột quỵ…
Khi nào nên đi khám sàng lọc bệnh hồng cầu lưỡi liềm?
Việc khám sàng lọc bệnh vô cùng quan trọng nhất là khi bạn đang có ý định mang thai. Bởi nó sẽ giảm thiểu những nguy hiểm cho trẻ nhỏ để trẻ có thể phát triển bình thường. Chính vì thế mà không nên chủ quan với bệnh lý này mà cần phải thực hiện các xét nghiệm theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Cả 2 vợ chồng nên đi khám sàng lọc để đảm bảo kết quả chính xác nhất và khả năng sinh em bé ra được khỏe mạnh nhất.
Một số biểu hiện của bệnh hồng cầu lưỡi liềm cần lưu ý
Nếu như trước hoặc trong quá trình mang thai mà người mẹ chưa khám sàng lọc thì khi sinh con ra nếu như thấy trẻ xuất hiện những triệu chứng bất thường như sau thì cần phải cho đi bác sĩ ngay lập tức, đó là:
– Xuất hiện những cơn đau dữ dội ở vùng ngực, xương, bụng, khớp…
– Tim đập nhanh, thường xuyên mệt mỏi và thiếu máu
– Bàn chân, tay bị sưng lên khi chạm vào đau nhức
– Cơ thể bị sốt, da xanh xao và nhiễm trùng…
– Da bị vàng
– Xuất hiện các dấu hiệu đột quỵ…
Phòng ngừa tiến triển nhanh của bệnh như thế nào?
Để có thể kiểm soát được tình hình của bệnh thì bạn nên thực hiện như sau:
– Cơ thể luôn cần phải được bổ sung nước thường xuyên vì nó sẽ giúp ngăn ngừa được tình trạng mất nước.
– Cần có một chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng và có nhiều rau xanh
– Nên đi tiêm chủng theo đúng khuyến cáo của bộ y tế.
– Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên để nâng cao sức đề kháng.
– Không được lạm dụng các loại thuốc giảm đau và khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào cần hỏi ý kiến bác sĩ.
– Những chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, thuốc gây nghiện… tuyệt đối không nên sử dụng.
Trên đây là một số chia sẻ của chúng tôi về bệnh hồng cầu lưỡi liềm. Hy vọng bạn đã nắm bắt được những thông tin hữu ích nhất cho mình nhé.
Cảm ơn Quý Khách Hàng đã ghé thăm!