Rối loạn đông máu là bệnh lý không hề hiếm gặp, có thể xảy đến ở bất kỳ ai. Tuy nhiên hiện nay, đa phần người dân vẫn thiếu kiến thức về tình trạng này. Bị rối loạn đông máu phải làm sao? Bài viết này sẽ giải đáp thắc mắc trên cùng một số lưu ý, cách phòng ngừa hiệu quả.
Biến chứng của rối loạn đông máu
Rối loạn đông máu hiểu đơn giản là tình trạng mà không đông lại như bình thường. Lý do chính là sự thiếu hụt các yếu tố đông máu như protein. Hoặc protein có tồn tại nhưng hoạt động không tốt cũng khiến máu khó đông.
Rối loạn đông máu có thể do nhiều yếu tố gây nên và bất cứ ai cũng có thể gặp phải bệnh lý này. Tuy nhiên phổ biến nhất vẫn là di truyền hoặc phụ nữ có thai.
Một số biến chứng điển hình như:
- Chảy máu sâu bên trong và không được xử lý kịp thời.
- Tổn thương khớp hoặc nhiễm trùng nặng
- Phản ứng với điều trị yếu tố đông máu và rối loạn hoạt động của các cơ quan khác.
Nhiều người thắc mắc rằng rối loạn đông máu phải làm sao? Câu trả lờ đó chính là hết sức bình tĩnh, sau đó đến ngay bệnh viện. Tại đây, các bác sĩ chuyên khoa có kinh nghiệm sẽ tiến hành can thiệp, chẩn đoán kịp thời.
Càng phát hiện sớm, tỉ lệ chữa khỏi càng cao. Đặc biệt, phụ nữ mang thai dễ mắc bệnh lý này hơn những người bình thường. Do đó, gia đình sản phụ cần hết sức chú ý, tiến hành siêu âm và thăm khám sức khỏe thường xuyên.
Bị rối loạn đông máu phải làm sao? – Xét nghiệm phòng ngừa
Bị rối loạn đông máu phải làm sao? Việc đầu tiên bạn cần làm là đến bệnh viện. Tại đây, bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành xét nghiệm để chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh của bạn.
Một số xét nghiệm phổ biến nhất bao gồm:
- Xét nghiệm công thức máu: Nhằm xác định được lượng tiểu cầu có trong máu.
- Xét nghiệm thời gian chảy máu: Đo chính xác thời gian máu ngừng chảy.
- Xét nghiệm đông máu thông thường: Bị rối loạn đông máu phải làm sao? Lũ này bác sĩ có thể thực hiện xét nghiệm PT hoặc APT.
- Xét nghiệm các yếu tố đông máu cụ thể: Số lượng các yếu tố đông máu và ức chế đông máu được xác định bằng các phương pháp khác
- Xét nghiệm khả năng ngưng kết của tiểu cầu: Kết quả được sử dụng để kiểm tra chức năng của tiểu cầu.
- Xét nghiệm tình trạng máu dễ đông: Bác sĩ cần phải thực hiện một số xét nghiệm nếu cơ thể bạn có cục máu đông bất thường xuất hiện trong mạch máu. Khi các cục máu đông dễ hình thành, có thể thực hiện xét nghiệm máu, từ đó kiểm tra yếu tố V leiden.
Có một thực tế rằng, rối loạn đông máu rất khó để chẩn đoán được nguyên nhân cụ thể. Chính vì vậy đòi hỏi bác sĩ phải thực hiện rất nhiều xét nghiệm cũng như theo dõi tỉ mỉ. Chỉ như vậy mới có thể chẩn đoán được chính xác nguyên nhân gây bệnh, từ đó sẽ xác định được hướng điều trị phù hợp, khoa học cho từng đối tượng.
Bị rối loạn đông máu phải làm sao? – Điều trị kịp thời
Bị rối loạn đông máu phải xử trí thế nào? Cách nhanh chóng nhất chính là tiến hành can thiệp xử lý. Biện pháp điều trị rối loạn đông máu không quá phức tạp. Bác sĩ chuyên khoa có thể thay thế các yếu tố đông máu bằng một ống đặt trong tĩnh mạch. Mục đích chính là để ngăn ngừa chảy máu hoặc áp dụng hình thức truyền máu.
Các phương pháp điều trị khác không can thiệp khá đa dạng. Ví dụ:
- Sử dụng thuốc bảo quản cục máu đông.
- Uống thuốc giúp giải phóng các yếu tố đông máu, chất thúc đẩy đông máu cũng như chữa lành.
- Tiến hành tiêm vắc xin và vật lý trị liệu để làm giảm các dấu hiệu và triệu chứng chảy máu không kiểm soát bên trong làm hỏng khớp.
Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe và tình hình chuyển biến của bệnh mà bác sĩ chuyên khoa sẽ xác định phương pháp điều trị sao cho phù hợp.
Vậy là bài viết trên đã giúp bạn giải đáp thắc mắc: Bị rối loạn đông máu phải làm sao? Hy vọng với những thông tin hữu ích kể trên, bạn đã hiểu rõ hơn về bệnh lý này. Từ đó biết cách điều trị, phòng ngừa và bảo vệ bản thân thật tốt. Chúc bạn sức khỏe và dẻo dai mỗi ngày!
Xem thêm:
Cảm ơn Quý Khách Hàng đã ghé thăm!